2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế nhưng không hoạt động với vai trò chủ yếu là phát triển kinh tế mà là tạo công ăn việc làm cho người lao động góp phần ổn định chính trị-xã hội. Đây là mô hình có nhiều điểm riêng biệt so với các mô hình doanh nghiệp. Hợp tác xã trong quá trình tồn tại và phát triển đã và đang có những đóng góp không nhỏ trong công cuộc xây dựng nền kinh tế thị trường. Bởi vậy hiện nay việc đăng ký thành lập hợp tác xã là một vấn đề rất được quan tâm. Trong một số trường hợp nhất định, hợp tác xã xuất phát từ nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan, hợp tác xã thay đổi về tên, địa chỉ trụ sở chính, ngành, nghề kinh doanh, vốn điều lệ, người đại diện theo pháp luật thì hợp tác xã cần phải đăng ký với cơ quan đăng ký hợp tác xã nơi hợp tác xã đặt trụ sở chính.
Luật hợp tác xã 2012;
Thông tư số 03/2014/TT-BKHĐT của Bộ kế hoạch và Đầu tư về đăng ký hợp tác xã và chế độ báo cáo tình hình hoạt động của hợp tác xã;
Thông tư số 07/2019/TT-BKHĐT sửa đổi, bổ dung một số điều của thông tư số 03/2014/TT-BKHĐT của Bộ kế hoạch và Đầu tư về đăng ký hợp tác xã và chế độ báo cáo tình hình hoạt động của hợp tác xã.
Theo khoản 1 Điều 3 Luật Hợp tác xã 2012, hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.
Căn cứ vào khái niệm hợp tác xã, có thể thấy hợp tác xã có các đặc điểm chủ yếu như sau:
Thứ nhất, hợp tác xã là một tổ chức kinh tế tập thể, có các thành viên là cá nhân hoặc tổ chức.
Thứ hai, hợp tác xã là một tổ chức kinh tế mang tính xã hội và nhân văn sâu sắc. Đặc điểm này thể hiện rõ trong các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hợp tác xã, đó là tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi, quản lí dân chủ. Mục tiêu của hợp tác xã không chỉ là kinh tế và lợi nhuận mà còn là việc cải thiện đời sống tinh thần, nâng cao trình độ văn hóa và năng lực, đảm bảo an sinh xã hội cho các thành viên
Thứ ba, hợp tác xã là một tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân. Theo đó, hợp tác xã được thành lập một cách hợp pháp khi đăng ký kinh doanh và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; hợp tác xã có cơ cấu tổ chức chặt chẽ khi thành lập các cơ quan quản lí, điều hành và kiểm soát; hợp tác xã có tài sản độc lập với các cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác; hợp tác xã nhân danh mình thma gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập, có thể là nguyên đơn, bị đơn trước các cơ quan tài phán như Tòa án, trọng tài thương mại.
Thứ tư, hợp tác xã được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Các hợp tác xã có tư cách pháp nhân, có quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc hoạch định quy hoạch, kế hoạch sản xuất, kinh doanh và làm dịch vụ. hợp tác xã có quyền chủ động trong việc huy động vốn, kếp nạp, khai trừ thành viên, kí kết và thực hiện các hợp đồng kinh tế, tự chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn và tài sản của hợp tác xã.
Quán triệt và cụ thể hóa các nguyên tắc tổ chức và hoạt động trên của phong trào hợp tác xã thế giới, các nhà làm luật của Việt Nam đã đề ra 07 nguyên tắc của việc tổ chức và hoạt động của hợp tác xã ở Việt Nam trong Luật Hợp tác xã. Đó là:
Thứ nhất, cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân tự nguyện thành lập, gia nhập, ra khỏi liên hiệp hợp tác xã. Các hợp tác xã được thành lập và hoạt động trước hết là nhằm giúp đỡ, hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ của những người lao động, của các hộ gia đình, của các pháp nhân ở thành thị và nông thôn có những hạn chế về vốn đầu tư,
Thứ hai, hợp tác xã kết nạp rộng rãi thành viên. Hợp tác xã là tổ chức kinh tế của những người lao động, của các hộ gia đình, các doanh nghiệp nhỏ và vừa có những khó khăn về vốn, tài sản… nên việc kết nạp thành viên của hợp tác xã không bị giới hạn bởi giới tính, địa vị xã hội, chủng tộc, dân tộc hay tôn giáo. Việc hợp tác xã kết nạp rộng tãi những người lao động, các hộ gia đình và các pháp nhân đủ điều kiện là thành viên của hợp tác xã có tác dụng thu hút được nhiều nguồn lực từ xã hội để bảo đảm cho sự phát triển ổn định, vững mạnh của hợp tác xã.
Thứ ba, Thành viên, hợp tác xã thành viên có quyền bình đẳng, biểu quyết ngang nhau không phụ thuộc vốn góp trong việc quyết định tổ chức, quản lý và hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; được cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác về hoạt động sản xuất, kinh doanh, tài chính, phân phối thu nhập và những nội dung khác theo quy định của điều lệ.
Thứ tư, Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật. Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân bởi vậy, hợp tác xã có quyền tự do, tự chủ trong sản xuất, kinh doanh những đồng thời cũng phải hoạt động trên cơ sở và trỏng khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Thứ năm, Thành viên, hợp tác xã thành viên và hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có trách nhiệm thực hiện cam kết theo hợp đồng dịch vụ và theo quy định của điều lệ. Thu nhập của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được phân phối chủ yếu theo mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của thành viên, hợp tác xã thành viên hoặc theo công sức lao động đóng góp của thành viên đối với hợp tác xã tạo việc làm. Nguyên tắc này đảm bảo cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã được tiếp thêm các nguồn lực cần thiết để đạt được các mục tiêu theo định hướng và kế hoạch đề ra.
Thứ sáu, Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã quan tâm giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng cho thành viên, hợp tác xã thành viên, cán bộ quản lý, người lao động trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và thông tin về bản chất, lợi ích của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Nguyên tắc này thể hiện tính xã hội và nhân văn sâu sắc của hợp tác xã và đây cũng là dặc điểm khác biệt của hợp tác xã so với các loại hình doanh nghiệp khác. Theo đó, ngoài việc sản xuất, kinh doanh theo phương thức tập thể để tạo thu nhập và lợi nhuận, hợp tác xã còn rất quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi cho việc giáo dục văn hóa, đào tạo chuyên môn và bồi dưỡng nghiệp vụ cũng như cải thiện đời sống văn hóa, tinh thần cho các thành viên hợp tác xã.
Thư bảy, Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã chăm lo phát triển bền vững cộng đồng thành viên, hợp tác xã thành viên và hợp tác với nhau nhằm phát triển phong trào hợp tác xã trên quy mô địa phương, vùng, quốc gia và quốc tế. Có thể thấy, các hợp tác xã đã và đang có những đóng góp to lớn vào việc xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường. Mỗi vùng, mỗi địa phương, mỗi quốc gia có những đặc điểm riêng vầ điều kiện kinh tế - xã hội; trình độ nhận thức bởi vậy mà phong trào hợp tác xã ở các địa phương, các vùng, các quốc gia không giống nhau cho để phong trào hợp tác xã phát triển một cách bên vững cần có sự chia sẻ kinh nghiệm rộng rãi giữa các địa phương, vùng, quốc gia với nhau.
Hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hợp tác xã được nộp tại Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, nơi hợp tác xã đặt trụ sở chính.
Hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hợp tác xã bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hợp tác xã;
- Nghị quyết của đại hội thành viên hoặc quyết định của hội đồng quản trị về việc thay đổi nội dung đăng ký hợp tác xã theo quy định của Luật Hợp tác xã.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hợp tác xã có thay đổi về tên, địa chỉ trụ sở chính, ngành, nghề kinh doanh, vốn điều lệ, người đại diện theo pháp luật thì hợp tác xã phải đăng ký với cơ quan đăng ký hợp tác xã nơi hợp tác xã đặt trụ sở chính.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký hợp tác xã thực hiện việc đăng ký thay đổi nội dung đăng ký của hợp tác xã và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã cho hợp tác xã. Nếu không thực hiện đăng ký thay đổi nội dung đăng ký của hợp tác xã thì cơ quan đăng ký hợp tác xã thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho hợp tác xã biết.
Trường hợp thay đổi địa chỉ trụ sở chính của hợp tác xã sang quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hoặc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với nơi hợp tác xã đã đăng ký thì hợp tác xã đăng ký thay đổi tại cơ quan đăng ký hợp tác xã nơi hợp tác xã dự định đặt trụ sở mới.
Trước khi đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở chính, hợp tác xã phải thực hiện các thủ tục với cơ quan thuế liên quan đến việc chuyển địa điểm theo quy định của pháp luật về thuế. Việc thay đổi địa chỉ trụ sở chính của hợp tác xã không làm thay đổi quyền và nghĩa vụ của hợp tác xã.
Bạn không có thời gian để thực hiện, hoặc chưa nắm rõ các quy định pháp luật về đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hợp tác xã hãy liên hệ với Luật Hoàng Anh để được tư vấn và cung cấp dịch vụ một cách HIỆU QUẢ và TIẾT KIỆM CHI PHÍ NHẤT.
Các luật sư của Luật Hoàng Anh là những luật sư chuyên nghiệp, có nhiều năm kinh nghiệm hành nghề, đã từng tham gia tư vấn cho rất nhiều các doanh nghiệp nước và nước ngoài, đảm bảo sẽ thực hiện đúng các yêu cầu của bạn trong thời gian nhanh nhất.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh