2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Bình đẳng giới là vấn đề quan trọng nhận nhiều sự quan tâm của toàn thể xã hội. Cùng tìm hiểu về các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới cùng Luật Hoàng Anh ngay sau đây.
Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.
Mục tiêu bình đẳng giới là xoá bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ và thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.
Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới là biện pháp nhằm bảo đảm bình đẳng giới thực chất, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành trong trường hợp có sự chênh lệch lớn giữa nam và nữ về vị trí, vai trò, điều kiện, cơ hội phát huy năng lực và thụ hưởng thành quả của sự phát triển mà việc áp dụng các quy định như nhau giữa nam và nữ không làm giảm được sự chênh lệch này. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới được thực hiện trong một thời gian nhất định và chấm dứt khi mục đích bình đẳng giới đã đạt được.
Căn cứ pháp lý: Điều 19 Luật Bình đẳng giới 2006.
Theo khoản 1 Điều 19 Luật Bình đẳng giới quy định về các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới bao gồm:
Điều 19. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới.
1. Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới bao gồm:
a) Quy định tỷ lệ nam, nữ hoặc bảo đảm tỷ lệ nữ thích đáng tham gia, thụ hưởng;
b) Đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ năng lực cho nữ hoặc nam;
c) Hỗ trợ để tạo điều kiện, cơ hội cho nữ hoặc nam;
d) Quy định tiêu chuẩn, điều kiện đặc thù cho nữ hoặc nam;
đ) Quy định nữ được quyền lựa chọn trong trường hợp nữ có đủ điều kiện, tiêu chuẩn như nam;
e) Quy định việc ưu tiên nữ trong trường hợp nữ có đủ điều kiện, tiêu chuẩn như nam;
g) Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới được quy định tại khoản 5 Điều 11, khoản 2 Điều 12, khoản 3 Điều 13, khoản 5 Điều 14 của Luật này.
Theo đó, các biện pháp thúc đẩy bình đẳng quy định tại điểm g khoản 1 Điều 19 nêu trên là các biện pháp thúc đẩy bình đẳng trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, giáo dục và đạo tạo. Quy định các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới nhằm thực hiện bình đẳng giới thực chất giữa nam giới và nữ giới trên thực tế ( chứ không phải chỉ thể hiện trên giấy tờ , văn bản). Đây chính là mục đích mà Luật hướng tới và cũng là mong muốn khi thực hiện các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới.
Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới được hướng dẫn cụ thể tại Điều 14 Nghị định số 48/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 05 năm 2009 của Chính phủ quy định về các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới.
Khoản 2 Điều 19 Luật Bình đẳng giới 2006 quy định về thẩm quyền quy định biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới như sau:
Điều 19. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới.
2. Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ có thẩm quyền quy định biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới quy định tại khoản 1 Điều này, có trách nhiệm xem xét việc thực hiện biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới và quyết định chấm dứt thực hiện khi mục đích bình đẳng giới đã đạt được.
Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước. Uỷ ban thường vụ của Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội.
Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Chính phủ là cơ quan thực hiện quyền hành pháp, tổ chức thi hành Hiến pháp và pháp luật.
Như vậy, Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ có thẩm quyền quy định biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới theo quy định. Các quy định về Đề nghị, kiến nghị ban hành quy định về các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới; Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc xây dựng, trình ban hành, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, giáo dục và đào tạo; Chấm dứt thực hiện các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới được hướng dẫn cụ thể tại các Điều 15,16,17 Nghị định số 48/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 05 năm 2009 của Chính phủ quy định về các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Bình đẳng giới.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh