Nguồn tài chính để thực hiện hoạt động bình đẳng giới?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:12 (GMT+7)

Nguồn tài chính để thực hiện hoạt động bình đẳng giới.

Bình đẳng giới là vấn đề quan trọng nhận nhiều sự quan tâm của toàn thể xã hội. Cùng tìm hiểu vấn đề nguồn tài chính để thực hiện hoạt động bình đẳng giới cùng Luật Hoàng Anh ngay sau đây.

Khái quát chung

Giới chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội.

Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.

Mục tiêu bình đẳng giới là xoá bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ và thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.

Hoạt động bình đẳng giới là hoạt động do cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân thực hiện nhằm đạt mục tiêu bình đẳng giới.

Quy định về nguồn tài chính cho hoạt động bình đẳng giới.

Căn cứ pháp lý:

+ Điều 24 Luật Bình đẳng giới 2006 .

+ Điều 20, Điều 21 Nghị định số 48/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 05 năm 2009 của Chính phủ quy định về các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới

Nguồn tài chính cho hoạt động bình đẳng giới.

Theo khoản 1 Điều 24 Luật Bình đẳng giới 2006 quy định về nguồn tài chính cho hoạt động bình đẳng giới bao gồm:

Thứ nhất: Ngân sách nhà nước;

Luật ngân sách nhà nước 2015 quy định: Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Việc hoạt động bình đẳng giới thực hiện dựa trên nguồn tài chính từ ngân sách nhà nước. Theo đó, Nhà nước chi, đầu tư kinh phí hỗ trợ để đảm bảo việc thực hiện các hoạt động bình đẳng giới.

Thứ hai: Đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân;

Để đẩy mạnh việc thực hiện các hoạt động về bình đẳng giới, cần có sự góp sức, đóng góp của nhiều tổ chức, cá nhân. Theo đó, các cơ quan, tổ chức, gia đình và cá nhân có quyền tiếp nhận và sử dụng nguồn tài chính đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài hỗ trợ các hoạt động liên quan đến việc bảo đảm bình đẳng giới theo quy định của pháp luật.

Thứ ba: Các nguồn thu hợp pháp khác.

Ngoài lấy từ ngân sách nhà nước, đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân; hoạt động bình đẳng giới có thể thực hiện dựa trên các nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luât. Ví dụ như: tiền lãi từ tiền đóng góp của tổ chức, cá nhân;.....

Quản lý, sử dụng nguồn tài chính.

Khoản 2 Điều 24 Luật Bình đẳng giới 2006 quy định việc quản lý, sử dụng nguồn tài chính như sau:

2. Việc quản lý, sử dụng nguồn tài chính cho hoạt động bình đẳng giới phải đúng mục đích, có hiệu quả và theo quy định của pháp luật.

Quy định này đảm bảo các nguồn tài chính dùng trong hoạt động bình đẳng giới được minh bach, rõ ràng, cụ thể. Tránh trường hợp tổ chức, cá nhân lợi dụng nhằm mục đích trục lợi hay các mục đích xấu khác, tạo điều kiện tốt nhất để việc thực hiện hoạt động bình đẳng giới đạt được mục đích, có hiệu quả cao.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Bình đẳng giới.

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư