2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Bình đẳng giới là vấn đề quan trọng trong việc phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội. Cùng tìm hiểu những chính sách của Nhà nước về bình đẳng giới theo quy định của pháp luật cùng Luật Hoàng Anh ngay sau đây.
Giới chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội. Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.
Mục tiêu bình đẳng giới là xoá bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ và thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.
Căn cứ theo Điều 7 Luật Bình đẳng giới 2006 quy định những chính sách của Nhà nước về bình đẳng giới như sau:
Thứ nhất: Bảo đảm bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình; hỗ trợ và tạo điều kiện cho nam, nữ phát huy khả năng, có cơ hội như nhau để tham gia vào quá trình phát triển và thụ hưởng thành quả của sự phát triển.
Nhà nước xây dựng và thực hiện những chính sách đảm bảo để nam, nữ được bình đẳng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, tạo điều kiện để nam, nữ có cơ hội phát triển tối đa khả năng của bản thân nhằm góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội của đất nước.
Thứ hai: Bảo vệ, hỗ trợ người mẹ khi mang thai, sinh con và nuôi con nhỏ; tạo điều kiện để nam, nữ chia sẻ công việc gia đình.
Người mẹ khi mang thai, sinh con và nuôi con nhỏ là đối tượng gặp nhiều khó khăn về cả thể chất và tâm sinh lý trong hoạt động sinh hoạt và làm việc hằng ngày. Vậy nên, Nhà nước cần có nhiều chính sách nhằm quan tâm, bảo vệ, hỗ trợ tạo điều kiện tốt nhất cho người mẹ khi mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ.
Thứ ba: Áp dụng những biện pháp thích hợp để xoá bỏ phong tục, tập quán lạc hậu cản trở thực hiện mục tiêu bình đẳng giới.
Phong tục, tập quán lạc hậu có thể hiểu là những hoạt động sống, thói quen đã ăn sâu vào đời sống được mọi người công nhận và làm theo nhưng đã trở nên cũ kỹ, không còn thích hợp với hoàn cảnh, yêu cầu, điều kiện trong quá trình phát triển chung của xã hội.
Thứ tư: Khuyến khích cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân tham gia các hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới.
Các hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới nhằm đảm bảo bình đẳng giới thực chất, nâng cao nhận thức của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân về vị trí, vai trò, điều kiện, tầm quan trọng của bình đẳng giới. Bình đẳng giới thực chất có thể hiểu là sự bình đẳng giữa nam giới và nữ giới trên thực tế ( chứ không phải chỉ thể hiện trên giấy tờ , văn bản).
Thứ năm: Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới tại vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; hỗ trợ những điều kiện cần thiết để nâng chỉ số phát triển giới đối với các ngành, lĩnh vực và địa phương mà chỉ số phát triển giới thấp hơn mức trung bình của cả nước.
Hoạt động bình đẳng giới là hoạt động do cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân thực hiện nhằm đạt mục tiêu bình đẳng giới.
Chính sách này được quy định cụ thể tại Điều 19 Nghị định số 48/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 05 năm 2009 của Chính phủ quy định về các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới quy định về trách nhiệm xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định về hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới tại vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Bình đẳng giới.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh