2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Bình đẳng giới là vấn đề quan trọng đối với sự phát triển chung của xã hội. Chính vì vậy, pháp luật nghiêm cấm và xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới. Trong đó có các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong gia đình.
Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.
Mục tiêu bình đẳng giới là xoá bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ và thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.
Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi của chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý xâm hại tới quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới là những hành vi xâm hại đến bình đẳng giới theo quy định của pháp luật bao gồm các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, y tế.
Theo Điều 41 Luật Bình đẳng giới 2006 quy định các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong gia đình bao gồm:
Thứ nhất: Cản trở thành viên trong gia đình có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật tham gia định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung của hộ gia đình vì lý do giới tính.
Giới tính chỉ các đặc điểm sinh học của nam, nữ.
Điều 192 Bộ luật dân sự 2015 quy định: Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản.
Điều 212 Bộ luật dân sự 2015 quy định về sở hữu chung của các thành viên: Tài sản của các thành viên gia đình cùng sống chung gồm tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên và những tài sản khác được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.
Thứ hai: Không cho phép hoặc cản trở thành viên trong gia đình tham gia ý kiến vào việc sử dụng tài sản chung của gia đình, thực hiện các hoạt động tạo thu nhập hoặc đáp ứng các nhu cầu khác của gia đình vì định kiến giới.
Định kiến giới là nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị trí, vai trò và năng lực của nam hoặc nữ.
Điều 189 Bộ luật dân sự 2015 quy định: Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản. Theo đó pháp luật bảo đảm các thành viên trong gia đình được tham gia ý kiến vào việc sử dụng chung tài sản của gia đình, tạo điều kiện ngang nhau cho mọi thành viên trong gia đình, loại bỏ định kiến giới trong đời sống gia đình.
Thứ ba: Đối xử bất bình đẳng với các thành viên trong gia đình vì lý do giới tính.
Bất bình đẳng giới có thể hiểu là sự phân biệt đối xử giữa nam và nữ về vị thế, điều kiện và cơ hội, tiếp cận và kiểm soát, gây bất lợi cho nam nữ trong việc thực hiện quyền con người, quyền đóng góp và quyền thụ hưởng từ các nguồn lực.
Thứ tư: Hạn chế việc đi học hoặc ép buộc thành viên trong gia đình bỏ học vì lý do giới tính.
Học tập và rèn luyện là yếu tố cơ bản để con người phát triển đời sống, nâng cao và phát huy khả năng của bản thân. Chính vì vậy, pháp luật nghiêm cấm hành vi hạn chế việc đi học hoặc ép buộc các thành viên trong gia đình bỏ học vì lý do giới tính, đảm bảo nam, nữ đều được tiếp cận với giáo dục mà không bị phân biệt đối xử.
Thứ năm: Áp đặt việc thực hiện lao động gia đình, thực hiện biện pháp tránh thai, triệt sản như là trách nhiệm của thành viên thuộc một giới nhất định.
Giới chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội.
Lao động gia đình có thể hiểu là việc thực hiện các công việc trong đời sống sinh hoạt hằng ngày của gia đình.
Biện pháp tránh thai là biện pháp ngừa thai và kiểm soát sinh sản, là một phương pháp hoặc thiết bị được sử dụng để tránh thai.
Triệt sản là phương pháp tránh thai dùng những kỹ thuật y tế nhằm loại bỏ khả năng duy trì nòi giống của người bị triệt sản, cho kết quả hầu như chắc chắn hoặc vĩnh viễn.
Theo đó, các thành viên trong gia đình, không phân biệt về giới đều phải có trách nhiệm đối với việc lao động gia đình, biện pháp tránh thai, triệt sản, bảo đảm xây dựng gia đình tiến bộ, văn hóa, văn minh.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Bình đẳng giới.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh