2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Bình đẳng giới là vấn đề quan trọng đối với sự phát triển chung của xã hội. Chính vì vậy, pháp luật nghiêm cấm và xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới. Trong đó có các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế.
Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.
Mục tiêu bình đẳng giới là xoá bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ và thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.
Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi của chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý xâm hại tới quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới là những hành vi xâm hại đến bình đẳng giới theo quy định của pháp luật bao gồm các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, y tế.
Y tế là hoạt động chăm sóc sức khoẻ, hoạt động chuẩn đoán, điều trị, chữa bệnh, phòng ngừa bệnh, bệnh tật, thương tích, và suy yếu về thể chất và tinh thần khác ở người , y tế đề cập đến vấn đề sức khỏe cũng như hoạt động liên quan trong cuộc sống.
Theo khoản 7 Điều 40 Luật Bình đẳng giới 2006 quy định các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh y tế như sau:
Điều 40. Các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, y tế
7. Các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế bao gồm:
a) Cản trở, xúi giục hoặc ép buộc người khác không tham gia các hoạt động giáo dục sức khỏe vì định kiến giới;
b) Lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức hoặc xúi giục, ép buộc người khác phá thai vì giới tính của thai nhi.
Giáo dục sức khỏe là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến suy nghĩa và tình cảm của con người, nâng cao kiến thức, thay đổi thái độ và thực hành các hành vi lành mạnh để bảo vệ. Một số hoạt động giáo dục về sức khỏe như các cuộc thi về sức khỏe, phổ biến các biện pháp an toàn tình dục, giáo dục biện pháp phòng tránh HIV/AIDS,....
Định kiến giới là nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị trí, vai trò và năng lực của nam hoặc nữ.
Giới tính chỉ các đặc điểm sinh học của nam, nữ.
Phá thai có thể hiểu là bỏ đi thai nhi khi chưa đến lúc sinh nở, đây là sự kết thúc thai nghén bằng cách loại bỏ hay lấy phôi, đưa thai nhi ra khỏi tử cung. Hành vi này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cho người mang thai. Vì vậy, pháp luật nghiêm cấm các hành vi phá thai vì giới tính dưới mọi hình thức, xóa bỏ phong tục cổ hũ “ trọng nam khinh nữ”, đẩy mạnh sự phát triển đồng đều dân số, góp phần vào sự phát triển chung của đất nước.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Bình đẳng giới.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh