2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Bình đẳng giới là vấn đề quan trọng trong việc phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội. Cùng tìm hiểu nội dung quản lý nhà nước về bình đẳng giới theo quy định của pháp luật cùng Luật Hoàng Anh ngay sau đây.
Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.
Mục tiêu bình đẳng giới là xoá bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ và thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.
Quản lý nhà nước là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước do các cơ quan nhà nước thực hiện nhằm xác lập một trật tự ổn định, phát triển xã hội theo những mục tiêu mà tầng lớp cầm quyền theo đuổi. Bao gồm toàn bộ hoạt động của cả bộ máy nhà nước từ lập pháp, hành pháp đến tư pháp vận hành như một thực thể thống nhất.
Căn cứ theo Điều 8 Luật Bình đẳng giới 2006 quy định về nội dung quản lý nhà nước về bình đẳng giới gồm có 08 nội dung như sau:
Điều 8. Nội dung quản lý nhà nước về bình đẳng giới.
1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.
2. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về bình đẳng giới.
3. Ban hành và tổ chức thực hiện các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới.
4. Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bình đẳng giới.
5. Xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ hoạt động về bình đẳng giới.
6. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bình đẳng giới.
7. Thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo về bình đẳng giới.
8. Hợp tác quốc tế về bình đẳng giới.
Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự thủ tục luật định, trong đó chứa đựng các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, làm khuôn mẫu cho xử sự của các chủ thể pháp luật, được áp dụng nhiều lần cho nhiều chủ thể pháp luật trong một khoảng thời gian và không gian nhất định nhằm điều chỉnh quan hệ xã hội theo một trật tự nhất định mà nhà nước muốn xác lập.
Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới là biện pháp nhằm bảo đảm bình đẳng giới thực chất, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành trong trường hợp có sự chênh lệch lớn giữa nam và nữ về vị trí, vai trò, điều kiện, cơ hội phát huy năng lực và thụ hưởng thành quả của sự phát triển mà việc áp dụng các quy định như nhau giữa nam và nữ không làm giảm được sự chênh lệch này. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới được thực hiện trong một thời gian nhất định và chấm dứt khi mục đích bình đẳng giới đã đạt được.
Hợp tác quốc tế về bình đẳng giới có thể hiểu là hoạt động của các chủ thể có quan hệ quốc tế cùng giúp đỡ nhau vì một lợi ích chung là xây dựng và thực hiện bình đẳng giới.
Ngoài quy định nêu trên, vấn đề quản lý nhà nước về bình đẳng giới được pháp luật quy định hướng dẫn thực hiện cụ thể theo Điều 8,9,10,11,12,13,14 Nghị định số 70/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 06 năm 2008 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bình đẳng giới.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Bình đẳng giới.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh