2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Căn cứ pháp lý
Căn cứ vào Luật Bình đẳng giới 2006 số 73/2006/QH 11 ngày 29 tháng 6 năm 2006 có hiệu lực từ ngày 01/07/2007.
Nghị định số 48/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 05 năm 2009 của Chính phủ quy định về các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới.
Nghị định số 70/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 06 năm 2008 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bình đẳng giới.
Căn cứ vào Điều 1 Luật bình đẳng giới 2006 quy định phạm vi điều chỉnh của Luật này như sau:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định nguyên tắc bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình, biện pháp bảo đảm bình đẳng giới, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân trong việc thực hiện bình đẳng giới.
Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.
Căn cứ Điều 2 Luật Bình đẳng giới 2006 quy định đối tượng áp dụng của Luật này như sau:
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, gia đình và công dân Việt Nam (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân).
2. Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, cá nhân nước ngoài cư trú tại Việt Nam.
Cơ quan Nhà nước là tổ chức mang quyền lực Nhà nước được thành lập và có thẩm quyền theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện nhiệm vụ và chức năng của Nhà nước.
Tổ chức chính trị là tổ chức lấy hoạt động chính trị làm hình thức hoạt động chủ yếu của mình, trong đó vấn đề chính quyền, tham gia, sử dụng, phát huy hiệu lực của chính quyền nhà nước chi phối toàn bộ hoạt động của mình. Đảng Cộng Sản là tổ chức chính trị duy nhất tại Việt Nam.
Tổ chức chính trị- xã hội là các tổ chức được thành lập từ những thành viên đại diện cho một lực lượng xã hội nhất định, tham gia thực hiện các hoạt động xã hội rộng rãi, có ý nghĩa chính trị nhưng không nhằm mục đích giành chính quyền. Ví dụ như: Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam,....
Tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiêp là tổ chức thành lập theo sáng kiến của Nhà nước, hình thành theo các quy định của nhà nước và được quản lý chặt chẽ bởi cơ quan nhà nước. Ví dụ: Hội nhà báo Việt Nam.
Tổ chức xã hội là tổ chức được thành lập trên cơ sở ý chí tự nguyện của các thành viên nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của các thành viên và tham gia quản lí nhà nước, quản lý xã hội. Ví dụ như Hội người mù Việt Nam, Hội người cao tuổi Việt Nam,...
Tổ chức xã hội – nghề nghiệp là tập hợp tự nguyện của các cá nhân, tổ chức cùng thực hiện hoạt động xã hội – nghề nghiệp. Mục đích thành lập của tổ chức là hỗ trợ các thành viên hoạt động nghề nghiệp và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên. Ví dụ như Đoàn luật sư.
Tổ chức kinh tế là tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và các tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh.
Đơn vị sự nghiệp là các tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật có tư cách pháp nhân, cung cấp các dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước ở nhiều lĩnh vực được pháp luật quy định.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Bình đẳng giới.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh