Pháp luật quy định như thế nào về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:10 (GMT+7)

Bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo

Khái quát chung

Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.

Mục tiêu bình đẳng giới là xoá bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ và thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.

Giáo dục và đào tạo là hoạt động có tổ chức của xã hội nhằm bồi dưỡng và phát triển các phẩm chất, năng lực của con người. Để thực hiện được mục tiêu về bình đẳng giới thì việc giáo dục và đào tạo về bình đẳng giới là hết sức cần thiết.

Quy định về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

Căn cứ pháp lý:  Điều 14 Luật Bình đẳng giới 2006

Nam, nữ bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo

Theo khoản 1,2,3,4 Điều 13 Luật Bình đẳng giới 2006 quy định nam, nữ bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo như sau:

1. Nam, nữ bình đẳng về độ tuổi đi học, đào tạo, bồi dưỡng.

2. Nam, nữ bình đẳng trong việc lựa chọn ngành, nghề học tập, đào tạo.

3. Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận và hưởng thụ các chính sách về giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.

4. Nữ cán bộ, công chức, viên chức khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng mang theo con dưới ba mươi sáu tháng tuổi được hỗ trợ theo quy định của Chính phủ.

Theo đó, nam, nữ được bình đẳng về độ tuổi đi học, lựa chọn ngành, nghề và tiếp cận các chính sách về giáo dục và đào tạo đảm bảo được nâng cao kiến thức, kỹ năng để hoàn thiện và phát triển bản thân.

Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Công chức là người do bầu cử, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch công chức hoặc giao giữ một công vụ thường xuyên trong các cơ quan nhà nước ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã.

Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Về quy định nữ cán bộ, công chức, viên chức khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng mang theo con dưới ba mươi sáu tháng tuổi được hỗ trợ theo quy định của Chính phủ được hướng dẫn thực hiện bởi Điều 18 Nghị định 48/2009/NĐ-CP của Chính phủ quy định về các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới.

Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

Theo khoản 5 Điều 13 Luật Bình đẳng giới 2006 quy định các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo như sau:

5. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo bao gồm:

a) Quy định tỷ lệ nam, nữ tham gia học tập, đào tạo;

b) Lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ dạy nghề theo quy định của pháp luật.

Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới là biện pháp nhằm bảo đảm bình đẳng giới thực chất, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành trong trường hợp có sự chênh lệch lớn giữa nam và nữ về vị trí, vai trò, điều kiện, cơ hội phát huy năng lực và thụ hưởng thành quả của sự phát triển mà việc áp dụng các quy định như nhau giữa nam và nữ không làm giảm được sự chênh lệch này. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới được thực hiện trong một thời gian nhất định và chấm dứt khi mục đích bình đẳng giới đã đạt được.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Bình đẳng giới.

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư