2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Bình đẳng giới là vấn đề quan trọng nhận nhiều sự quan tâm của toàn thể xã hội. Cùng tìm hiểu về vấn đề bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế cùng Luật Hoàng Anh ngay sau đây.
Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.
Mục tiêu bình đẳng giới là xoá bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ và thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.
Y tế là hoạt động chăm sóc sức khoẻ, hoạt động chuẩn đoán, điều trị, chữa bệnh, phòng ngừa bệnh, bệnh tật, thương tích, và suy yếu về thể chất và tinh thần khác ở người , y tế đề cập đến vấn đề sức khỏe cũng như hoạt động liên quan trong cuộc sống.
Căn cứ Theo Điều 17 Luật Bình đẳng giới 2006 quy định vấn đề bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế như sau:
Điều 17. Bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế
1. Nam, nữ bình đẳng trong tham gia các hoạt động giáo dục, truyền thông về chăm sóc sức khỏe, sức khoẻ sinh sản và sử dụng các dịch vụ y tế.
2. Nam, nữ bình đẳng trong lựa chọn, quyết định sử dụng biện pháp tránh thai, biện pháp an toàn tình dục, phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
3. Phụ nữ nghèo cư trú ở vùng sâu, vùng xa, là đồng bào dân tộc thiểu số, trừ các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, khi sinh con đúng chính sách dân số được hỗ trợ theo quy định của Chính phủ.
Thứ nhất, nam, nữ bình đẳng được tham gia học tập, nâng cao nhận thức và tuyên truyền về chăm sóc sức khỏe bao gồm các hoạt động chuẩn đoán, điều trị, chữa bệnh, phòng ngừa bệnh, bệnh tật, thương tích, và suy yếu về thể chất và tinh thần; sử dụng các dịch vụ y tế như: sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà; điều trị tại bệnh viên, cơ sở y tế khác; cung cấp trang thiết bị điều trị bệnh,....
Thứ hai, nam nữ được lựa chọn , quyết định sử dụng tránh thai, biện pháp an toàn tình dục, phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục bảo vệ, đảm bảo sức khỏe sinh sản cho cả nam và nữ. Hiện nay có rất nhiều biện pháp tránh thai, an toàn tình dục áp dụng cho cả nam và nữ như: bao cao su, thuốc tránh thai, que tránh thai,....HIV là hội chứng nhiễm virus làm suy giảm miễn dịch ở người; AIDS là một dang bệnh tấn coong vào hệ miễn dịch, gây ra do bị nhiễm virus suy giảm miễn dịch ở người và là giai đoạn cuối của HIV. Bệnh lây truyền qua đường tình dục là bệnh có xác xuất truyền từ người này sang người khác thông qua các hành vi tình dục ví dụ như các bệnh: bệnh lậu, bệnh giang mai, mụn rộp sinh học, mụn có sinh học, viên gan B, HIV/AIDS,....
Thứ ba, phụ nữ cư trú ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số là những đối tượng có khó khăn về kinh tế cũng như các điều kiện cần thiết khi sinh con. Chính vì vậy, để thực hiện bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế, Nhà nước có những chính sách, hỗ trợ để phụ nữ ở vùng sâu vùng xa đảm bảo sức khỏe sinh sản. Vấn đề này được quy định hướng dẫn cụ thể tại Nghị định 39/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ cho phụ nữ thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Bình đẳng giới.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh