2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Bình đẳng giới là vấn đề quan trọng đối với sự phát triển chung của xã hội. Chính vì vậy, pháp luật quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình và cá nhân trong việc thực hiện và bảo đảm bình đẳng giới. Trong đó có trách nhiệm của gia đình.
Giới chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội.
Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.
Mục tiêu bình đẳng giới là xoá bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ và thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.
Luật Hôn nhân và Gia đình giải thích: Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau theo hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng, phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình.
Căn cứ theo Điều 33 Luật Bình đẳng giới quy định trách nhiệm của gia đình trong việc thực hiện và bảo đảm bình đẳng giới như sau:
Thứ nhất: Tạo điều kiện cho các thành viên trong gia đình nâng cao nhận thức, hiểu biết và tham gia các hoạt động về bình đẳng giới.
Hoạt động bình đẳng giới là hoạt động do cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân thực hiện nhằm đạt mục tiêu bình đẳng giới. Đây là những hoạt động góp phần nâng cao hiểu biết, nhận thức về giới và bình đẳng giới để từ đó các thành viên trong gia đình có trách nhiệm đối với việc thực hiện bình đẳng giới trong gia đình nói riêng và toàn thể xã hội nói chung.
Thứ hai: Giáo dục các thành viên có trách nhiệm chia sẻ và phân công hợp lý công việc gia đình.
Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển, nữ giới cũng có những hoạt động, công việc bên ngoài để phát triển bản thân chứ không chỉ riêng việc chăm sóc, nội trợ trong gia đình.
Vì vậy gia đình có trách nhiệm giáo dục nhận thức cho các thành viên phải có ý thức không ỷ lại mà phải có trách nhiệm chia sẻ, giúp đỡ nhau các công việc trong gia đình mà không phân biệt nam, nữ.
Thứ ba: Chăm sóc sức khoẻ sinh sản và tạo điều kiện cho phụ nữ thực hiện làm mẹ an toàn.
Chăm sóc sức khỏe sinh sản là một tập hợp các phương pháp, kỹ thuật và dịch vụ nhằm giúp cho con người có tình trạng sức khỏe sinh sản khỏe mạnh thông qua việc phòng chống và giải quyết những vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản.
Thứ tư: Đối xử công bằng, tạo cơ hội như nhau giữa con trai, con gái trong học tập, lao động và tham gia các hoạt động khác.
Gia đình có trách nhiệm đối xử công bằng, bình đẳng giữa các con trong gia đình. Xóa bỏ những phong tục cũ kỹ “ trọng nam khịnh nữ”, hướng đến cuộc sống gia đình phát triển, văn minh và lành mạnh. Tạo điều kiện tốt nhất để nam, nữ có cơ hội học tập và rèn luyện như nhau, được tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật thể thao, du lịch và xã hội.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Bình đẳng giới.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh