2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Bình đẳng giới là vấn đề quan trọng đối với sự phát triển chung của xã hội. Chính vì vậy, pháp luật quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình và cá nhân trong việc thực hiện và bảo đảm bình đẳng giới. Trong đó có trách nhiệm của Mặt trật Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên.
Giới chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội.
Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.
Mục tiêu bình đẳng giới là xoá bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ và thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam gồm có: Đảng chính trị; Các tổ chức chính trị - xã hội; Các tổ chức thành viên khác.
Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong việc thực hiện và bảo đảm bình đẳng giới được hướng dẫn cụ thể tại Điều 15 Chương 3 Nghị định số 70/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 06 năm 2008 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bình đẳng giới.
Căn cứ theo Điều 29 Luật Bình đẳng giới 2006 quy định trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên như sau:
Thứ nhất: Tham gia xây dựng chính sách, pháp luật và tham gia quản lý nhà nước về bình đẳng giới theo quy định của pháp luật.
Quản lý nhà nước là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước do các cơ quan nhà nước thực hiện nhằm xác lập một trật tự ổn định, phát triển xã hội theo những mục tiêu mà tầng lớp cầm quyền theo đuổi. Bao gồm toàn bộ hoạt động của cả bộ máy nhà nước từ lập pháp, hành pháp đến tư pháp vẫn hành như một thể thực thống nhất.
Thứ hai: Bảo đảm bình đẳng giới trong tổ chức.
Để thực hiện và bảo đảm bình đẳng giới, trước tiên Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phải có trách nhiệm bảo đảm bình đẳng giới trong tổ chức của mình. Đảm bảo hoạt động của tổ chức được bình đẳng giới, góp phần phát triển tổ chức cũng như là cơ sở nhằm xây dựng bình đẳng giới của toàn thể xã hội.
Thứ ba:Tham gia giám sát việc thực hiện pháp luật bình đẳng giới.
Thực hiện pháp luật là hành vi của chủ thể( hành động hoặc không hành động được tiến hành phù hợp với quy định, với yêu cầu của pháp luật, tức là không trái, không vượt quá khuôn khổ mà pháp luật đã quy định.
Thứ tư: Tuyên truyền, vận động nhân dân, hội viên, đoàn viên thực hiện bình đẳng giới.
Trách nhiệm này nhằm nâng cao nhận thức khả về giới và pháp luật về bình đẳng giới của nhân dân, hội viên, đoàn viên tạo tiền đề để thực hiện và bảo đảm bình đẳng giới.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Bình đẳng giới.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh