2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Luật Trợ giúp pháp lý được Quốc hội thông qua ngày 20/6/2017 (thay thế cho Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006); Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 12/7/2017 (Lệnh số 11/2017/L-CTN) Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018. Luật quy định về người được trợ giúp pháp lý; tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý; người thực hiện trợ giúp pháp lý; hoạt động trợ giúp pháp lý; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với hoạt động trợ giúp pháp lý.
Theo Điều 2 của Luật Trợ giúp pháp lý số 11/2017/QH14 ngày 20 tháng 6 năm 2017 (gọi tắt là Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017), Luật quy định Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý trong vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này, góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật.
Trong hoạt động trợ giúp pháp lý thì những hành vi nào bị nghiêm cấm ?
Căn cứ theo Điều 3 của Luật Trợ giúp pháp lý số 11/2017/QH14 ngày 20 tháng 6 năm 2017 (gọi tắt là Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017), Luật Trợ giúp pháp lý quy định về nguyên tắc hoạt động trợ giúp pháp lý như sau:
1. Nguyên tắc "Tuân thủ pháp luật và quy tắc nghề nghiệp trợ giúp pháp lý": Đây là nguyên tắc quan trọng, định hướng cho nội dung trợ giúp pháp lý, đòi hỏi trong quá trình thực hiện trợ giúp pháp lý, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và người thực hiện trợ giúp pháp lý phải dựa trên các quy định của pháp luật, tuân thủ pháp luật, tôn trọng và thực thi pháp luật. Ngoài việc tuân thủ pháp luật, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và người thực hiện trợ giúp pháp lý còn phải tuân thủ các quy tắc nghề nghiệp trợ giúp pháp lý. Để nâng cao trách nhiệm, đạo đức, uy tín nghề nghiệp, tính chuyên nghiệp, gương mẫu của người thực hiện trợ giúp pháp lý, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành Quy tắc nghề nghiệp trợ giúp pháp lý kèm theo Thông tư 03/2020/TT-BTP ngày 28/4/2020. Bộ Quy tắc gồm 8 Điều quy định các chuẩn mực về hành vi, ứng xử của người thực hiện trợ giúp pháp lý.
2. Nguyên tắc "Kịp thời, độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan": Đây là nguyên tắc quan trọng, thể hiện đặc trưng của nghề trợ giúp pháp lý với tư cách là một nghề luật, gắn với quá trình thực thi pháp luật, áp dụng pháp luật. Người thực hiện trợ giúp pháp lý phải luôn tôn trọng sự thật khách quan để tìm ra bản chất của sự việc, từ đó tránh mắc phải những sai sót không đáng có. Để làm được điều này, người thực hiện trợ giúp pháp lý phải có trách nhiệm thu thập và xác minh các thông tin, tài liệu liên quan đến vụ việc.
3. Nguyên tắc "Bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý": Nguyên tắc này đòi hỏi tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và người thực hiện trợ giúp pháp lý phải luôn tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý, đặt lợi ích của người được trợ giúp pháp lý làm mục đích hoạt động của tổ chức mình; phải sử dụng mọi biện pháp để hướng đến bảo vệ tốt nhất các quyền, lợi ích hợp pháp và tôn trọng các quyền của người được trợ giúp pháp lý; bảo đảm thời gian, tiến độ, chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý.
4. Nguyên tắc "Không thu tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác từ người được trợ giúp pháp lý": Nguyên tắc này là nguyên tắc then chốt, quan trọng nhất để đảm bảo ý nghĩa xã hội của hoạt động trợ giúp pháp lý.
Căn cứ theo Điều 6 của Luật Trợ giúp pháp lý số 11/2017/QH14 ngày 20 tháng 6 năm 2017 (gọi tắt là Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017), Luật Trợ giúp pháp lý quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động trợ giúp pháp lý gồm:
1. Nghiêm cấm tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và người thực hiện trợ giúp pháp lý có hành vi sau đây:
a) Xâm phạm danh dự, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý; phân biệt đối xử người được trợ giúp pháp lý;
b) Nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác từ người được trợ giúp pháp lý; sách nhiễu người được trợ giúp pháp lý;
c) Tiết lộ thông tin về vụ việc trợ giúp pháp lý, về người được trợ giúp pháp lý, trừ trường hợp người được trợ giúp pháp lý đồng ý bằng văn bản hoặc luật có quy định khác;
d) Từ chối hoặc không tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý, trừ trường hợp quy định tại Luật này và quy định của pháp luật về tố tụng;
đ) Lợi dụng hoạt động trợ giúp pháp lý để trục lợi, xâm phạm quốc phòng, an ninh quốc gia, gây mất trật tự, an toàn xã hội, ảnh hưởng xấu đến đạo đức xã hội;
e) Xúi giục, kích động người được trợ giúp pháp lý cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật, khiếu nại, tố cáo, khởi kiện trái pháp luật.
2. Nghiêm cấm người được trợ giúp pháp lý, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động trợ giúp pháp lý có hành vi sau đây:
a) Xâm phạm sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của người thực hiện trợ giúp pháp lý và uy tín của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý;
b) Cố tình cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật về vụ việc trợ giúp pháp lý;
c) Đe dọa, cản trở, can thiệp trái pháp luật vào hoạt động trợ giúp pháp lý; gây rối, làm mất trật tự, vi phạm nghiêm trọng nội quy nơi thực hiện trợ giúp pháp lý.
Như vậy, thông qua bài viết trên, Luật Hoàng Anh đã trình bày các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động trợ giúp pháp lý.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh