Các hình thức hành nghề của công chứng viên ?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:50 (GMT+7)

Bài viết trình bày Các hình thức hành nghề của công chứng viên

MỤC LỤC

MỤC LỤC

Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.

Công chứng viên là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật Công chứng năm 2014, được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm để hành nghề công chứng.

Căn cứ theo Điều 34 của Luật Công chứng số 53/2014/QH13 ngày 20 tháng 06 năm 2014 (gọi tắt là Luật Công chứng năm 2014), Luật quy định về các hình thức hành nghề của công chứng viên như sau:

Điều 34. Hình thức hành nghề của công chứng viên

1. Các hình thức hành nghề của công chứng viên bao gồm:

a) Công chứng viên của các Phòng công chứng;

b) Công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng;

c) Công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng lao động tại Văn phòng công chứng.”

Từ quy định vừa được nêu ra của Điều Luật trên, chúng ta có thể thấy Công chứng viên hoạt động trong lĩnh vực công chứng và chịu sự quản lý của pháp luật công chứng có ba hình thức hành nghề khác nhau. Do đó, sự hình thành của pháp luật về ba hình thức hành nghề khác nhau này thì đồng nghĩa với việc mỗi hình thức sẽ có một đặc điểm riêng và chịu sự điều chỉnh của các quan hệ pháp luật khác nhau. Vậy nên, các hình thức hành nghề được quy định với nội dung bao gồm:

1. Hình thức thứ nhất đó là Công chứng viên của các Phòng công chứng được quy định tại Điều 19 Luật Công chứng 2014 quy định về việc hình thức phòng công chứng được thành lập do quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Đồng thời thì phòng công chứng chịu sự quản lý của Sở Tư pháp. Phòng công chứng theo như quy định của pháp luật này thì cũng được cấp con dấu và tài khoản riêng, không những thế mà phòng công chứng còn có cả trụ sở riêng. Trong quy định tại Điều này cũng đã nêu rõ về người đại diện của phòng công chứng và chức vụ của người địa diện này theo quy định đó là: “Người đại diện theo pháp luật của Phòng công chứng là Trưởng phòng. Trưởng phòng công chứng phải là công chứng viên, do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức….”

Như vậy, có thể thấy rằng theo như quy định, Phòng Công chứng được xác định là hoạt động như một đơn vị sự nghiệp công lập và được thành lập bởi Cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà cụ thể là do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập. Việc pháp luật đưa ra quy định này là điểm khác nhau cơ bản giữa Phòng Công chứng và Văn phòng Công chứng. Công chứng viên hành nghề tại Phòng Công Chứng bản chất là viên chức nhà nước làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập, chính vì thế, việc tuyển dụng, quản lý, sử dụng công chứng viên quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật về viên chức theo Khoản 2 Điều 34 Luật Công chứng 2014.

2. Hình thức thứ hai đó là Công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng được quy định tại Điều 22 Luật Công Chứng 2014 quy định:

Điều 22. Văn phòng công chứng

1. Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đối với loại hình công ty hợp danh.

Văn phòng công chứng phải có từ hai công chứng viên hợp danh trở lên. Văn phòng công chứng không có thành viên góp vốn.

2. Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng công chứng là Trưởng Văn phòng. Trưởng Văn phòng công chứng phải là công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng và đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên…”

Từ quy định của những điều luật vừa được nêu ra ở trên, Văn phòng công chứng được thành lập theo quy định của pháp luật và được thành lập dưới loại hình công ty Hợp danh.

Tuy văn phòng công chứng được nhận định là loại hình đặc thù nhưng khi xem xét và nhìn nhận về tổng thể thì có thể nhận thấy bản chất của Văn phòng công chứng là công ty Hợp danh. Quy định về số lượng thành viên của công ty Hợp danh theo như quy định của Luật Doanh Nghiệp năm 2020 phải có ít nhất từ hai thành viên trở lên. Ngoài ra thì khi các thành viên này thực hiện hoạt đọng góp vốn và công ty thì sẽ phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty.

Như quy định vừa nêu thì văn phòng công chứng cũng có những đặc điểm giống như công ty hợp danh, mỗi Văn phòng Công Chứng theo như quy định sẽ phải có từ hai công chứng viên hợp danh trở lên, những công chứng viên thành lập Văn phòng công chứng được gọi là công chứng viên hợp danh. Tuy nhiên, Văn phòng công chứng lại không có những thành viên góp vốn như công ty hợp danh mà chỉ tồn tại công chứng viên hợp danh. Công chứng viên hợp danh muốn thành lập Văn phòng công chứng phải thực hiện theo quy định của pháp luật, Trưởng Văn phòng công chứng phải là Công Chứng Viên hợp danh của Văn phòng công chứng và đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên.

3. Hình thức thứ ba đó là Công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng lao động tại Văn phòng công chứng.

Ngoài hình thức công chứng viên hợp danh, công chứng viên như đã nêu ra ở trên thì công chứng viên còn có thể hành nghề dưới hình thức Công chứng làm việc theo chế độ Hợp đồng lao động, đối với hình thức này, họ được xem như là một người lao động của Văn phòng công chứng, Việc ký và thực hiện hợp đồng lao động với họ được thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về lao động (Khoản 2 Điều 34 Luật Công Chứng 2014).

Công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng lao động tại Văn phòng công chứng được xem là một hình thức hành nghề khá phổ biến đối với các công chứng viên. Tại sao tác giả lại đưa ra nhận định như vậy là  vì đối với hai hình thức trước, thì phải có một số điều kiện nhất định để hành nghề, còn hình thức Công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng lao động tại Văn phòng công chứng đòi hỏi ít điều kiện hơn. Do đó, Công chứng chỉ cần tìm một Văn phòng công chứng phù hợp để ký kết hợp đồng lao động là có thể hành nghề.

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư