Các lĩnh vực và hình thức trợ giúp pháp lý ?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:50 (GMT+7)

Bài viết trình bày về các lĩnh vực và hình thức trợ giúp pháp lý

Luật Trợ giúp pháp lý được Quốc hội thông qua ngày 20/6/2017 (thay thế cho Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006); Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 12/7/2017 (Lệnh số 11/2017/L-CTN) Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018. Luật quy định về người được trợ giúp pháp lý; tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý; người thực hiện trợ giúp pháp lý; hoạt động trợ giúp pháp lý; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với hoạt động trợ giúp pháp lý.

Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật trợ giúp pháp lý năm 2017. Theo Điều 2 Luật trợ giúp pháp lý năm 2017:

"Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý trong vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này, góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật."

Theo đó, trợ giúp pháp lý là hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí, giúp người được trợ giúp pháp lý bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; góp phần vào việc phổ biến, giáo dục pháp luật, bảo vệ công lý, bảo đảm công bằng xã hội, phòng ngừa, hạn chế tranh chấp và vi phạm pháp luật.

Vậy, theo pháp luật hiện hành thì các lĩnh vực nào được trợ giúp pháp lý ? Và trợ giúp thông qua các hình thức nào ?

Căn cứ theo Điều 27 của Luật Trợ giúp pháp lý số 11/2017/QH14 ngày 20 tháng 6 năm 2017 (gọi tắt là Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017), Luật Trợ giúp pháp lý quy định về lĩnh vực, hình thức trợ giúp pháp lý như sau:

Điều 27. Lĩnh vực, hình thức trợ giúp pháp lý

1. Trợ giúp pháp lý được thực hiện trong các lĩnh vực pháp luật, trừ lĩnh vực kinh doanh, thương mại.

2. Các hình thức trợ giúp pháp lý bao gồm:

a) Tham gia tố tụng;

b) Tư vấn pháp luật;

c) Đại diện ngoài tố tụng.”

Các lĩnh vực được trợ giúp pháp lý

Theo luật trợ giúp pháp lý hiện hành thì các lĩnh vực sau sẽ được trợ giúp pháp lý bao gồm:

- Pháp luật hình sự, tố tụng hình sự và thi hành án hình sự;

- Pháp luật dân sự, tố tụng dân sự và thi hành án dân sự;

- Pháp luật hôn nhân gia đình và pháp luật về trẻ em;

- Pháp luật hành chính, khiếu nại, tố cáo và tố tụng hành chính;

- Pháp luật đất đai, nhà ở, môi trường và bảo vệ người tiêu dùng;

- Pháp luật lao động, việc làm, bảo hiểm;

- Pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng và pháp luật về chính sách ưu đãi xã hội khác;

- Các lĩnh vực pháp luật khác liên quan đến chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói, giảm nghèo hoặc liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

Như vậy, các lĩnh vực trợ giúp được quy định khá rộng tuy nhiên để tăng cường hiệu quả của hoạt động trợ giúp các cơ quan hành chính nhà nước có lẽ cần căn cứ vào những vướng mắc thực tế của người dân để có thể xây dựng một chương trình trợ giúp phù hợp với yêu cầu thực tiễn sẽ đảm bảo hiệu quả cao hơn và thu hút người dân tham gia nhiều hơn hoạt động này.

Hình thức trợ giúp pháp lý

Căn cứ theo Khoản 2, Điều 27 của Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 quy định các hình thức trợ giúp pháp lý bao gồm: Tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng và đại diện ngoài tố tụng. Cụ thể như sau:

+ Tư vấn pháp luật (Trực tiếp hoặc bằng văn bản);

Trong hoạt động trợ giúp pháp lý, hình thức tư vấn pháp luật do người thực hiện trợ giúp pháp lý tư vấn pháp luật cho người được trợ giúp pháp lý bằng việc hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp soạn thảo văn bản liên quan đến tranh chấp, khiếu nại, vướng mắc pháp luật; hướng dẫn giúp các bên hòa giải, thương lượng, thống nhất hướng giải quyết vụ việc.

+ Tham gia tố tụng tại tòa án;

Đối với hình thức này, Trợ giúp viên pháp lý, luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý và pháp luật về tố tụng.

+ Đại diện ngoài tố tụng;

Trợ giúp viên pháp lý, luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý đại diện ngoài tố tụng cho người được trợ giúp pháp lý trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Ngoài ra còn có hình thức hòa giải: Tham gia trực tiếp hòa giải các tranh chấp phát sinh trên thực tiễn và giúp đỡ thủ tục hành chính, khiếu nại.

Như vậy, hình thức trợ giúp pháp lý khá cơ bản có lẽ cần xây dựng các hoạt động trợ giúp pháp lý khác linh hoạt hơn như: Tư vấn pháp luật qua điện thoại, tư vấn qua mạng xã hội tư vấn pháp luật miễn phí qua Email ... để người dân có thể tiếp cận chủ động và dễ dàng hơn.

Như vậy, thông qua bài viết trên, Luật Hoàng Anh đã trình bày về các lĩnh vực và hình thức trợ giúp pháp lý.

Luật Hoàng Anh

 

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư