2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Giám định tư pháp là việc người giám định tư pháp sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định theo quy định của Luật Giám định tư pháp.
Căn cứ theo Khoản 6, Điều 2 của Luật Giám định tư pháp năm 2012 sửa đổi, bổ sung năm 2020, Luật quy định Giám định viên tư pháp là người đủ tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên tư pháp, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm để thực hiện giám định tư pháp.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quy định chi tiết các tiêu chuẩn đối với giám định viên tư pháp ở lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý sau khi thống nhất ý kiến với Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
Căn cứ theo Điều 5 của Thông tư số 11/2020/TT-BTP ngày 31 tháng 12 năm 2020 quy định về mẫu thẻ, trình tự, thủ tục cấp mới, cấp lại thẻ giám định viên tư pháp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định các đối tượng sau được cấp mới thẻ giám định viên tư pháp:
1. Người được bổ nhiệm giám định viên tư pháp từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp.
2. Giám định viên tư pháp được bổ nhiệm trước ngày 01 tháng 01 năm 2021 và không thuộc trường hợp bị miễn nhiệm theo quy định tại Điều 10 của Luật Giám định tư pháp.
Căn cứ theo Khoản 2, Khoản 3, Điều 9 của Luật Giám định tư pháp số 13/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012, được sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp số 56/2020/QH14 ngày 10 tháng 06 năm 2020 (Gọi tắt là Luật Giám định tư pháp năm 2012 sửa đổi, bổ sung năm 2020), Luật quy định như sau:
Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn để bổ nhiệm giám định viên tư pháp (Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt; Có trình độ đại học trở lên và đã qua thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 05 năm trở lên; Đối với người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần và kỹ thuật hình sự phải có chứng chỉ đã qua đào tạo hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ giám định), đề nghị Bộ trưởng Bộ Y tế bổ nhiệm giám định viên pháp y thuộc bộ mình.
Bộ Quốc phòng, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn để bổ nhiệm giám định viên tư pháp (Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt; Có trình độ đại học trở lên và đã qua thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 05 năm trở lên; Đối với người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần và kỹ thuật hình sự phải có chứng chỉ đã qua đào tạo hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ giám định), đề nghị Bộ trưởng Bộ Công an bổ nhiệm giám định viên kỹ thuật hình sự thuộc bộ, ngành mình.
Thủ trưởng đơn vị thuộc bộ, cơ quan ngang bộ được giao quản lý hoạt động giám định tư pháp có trách nhiệm lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn để bổ nhiệm giám định viên tư pháp (Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt; Có trình độ đại học trở lên và đã qua thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 05 năm trở lên; Đối với người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần và kỹ thuật hình sự phải có chứng chỉ đã qua đào tạo hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ giám định), đề nghị Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ bổ nhiệm giám định viên tư pháp ở lĩnh vực giám định thuộc thẩm quyền quản lý.
Người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý lĩnh vực giám định tư pháp có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Giám đốc Sở Tư pháp lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn để bổ nhiệm giám định viên tư pháp (Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt; Có trình độ đại học trở lên và đã qua thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 05 năm trở lên; Đối với người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần và kỹ thuật hình sự phải có chứng chỉ đã qua đào tạo hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ giám định), tiếp nhận hồ sơ của người đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp, đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm giám định viên tư pháp ở địa phương.
Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định bổ nhiệm giám định viên tư pháp. Trường hợp từ chối thì phải thông báo cho người đề nghị bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm lập, đăng tải danh sách giám định viên tư pháp trên cổng thông tin điện tử của bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đồng thời gửi Bộ Tư pháp để lập danh sách chung về giám định viên tư pháp.
Căn cứ theo Khoản 4, Điều 9 của Luật Giám định tư pháp số 13/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012, được sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp số 56/2020/QH14 ngày 10 tháng 06 năm 2020 (Gọi tắt là Luật Giám định tư pháp năm 2012 sửa đổi, bổ sung năm 2020), Luật quy định người được bổ nhiệm giám định viên tư pháp được cấp thẻ giám định viên tư pháp.
Người có thẩm quyền bổ nhiệm giám định viên tư pháp có thẩm quyền cấp mới, cấp lại thẻ giám định viên tư pháp.
Mẫu thẻ, trình tự, thủ tục cấp mới, cấp lại thẻ giám định viên tư pháp được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
Căn cứ theo Điều 6 của Thông tư số 11/2020/TT-BTP ngày 31 tháng 12 năm 2020 quy định về mẫu thẻ, trình tự, thủ tục cấp mới, cấp lại thẻ giám định viên tư pháp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định người đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 8 Luật Giám định tư pháp kèm theo 02 ảnh màu chân dung cỡ 2cm x 3cm (chụp trong thời gian 6 tháng gần nhất) để phục vụ việc cấp thẻ. Thời hạn ra quyết định bổ nhiệm và cấp thẻ giám định viên tư pháp thực hiện theo quy định tại Điều 9 Luật Giám định tư pháp.
Quyết định bổ nhiệm và cấp thẻ giám định viên tư pháp kèm theo hồ sơ được chuyển đến đơn vị thuộc bộ, cơ quan ngang bộ được phân công làm đầu mối quản lý chung công tác giám định tư pháp, Sở Tư pháp.
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định bổ nhiệm và cấp thẻ giám định viên tư pháp kèm theo hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này, Thủ trưởng đơn vị thuộc bộ, cơ quan ngang bộ được phân công làm đầu mối quản lý chung công tác giám định tư pháp giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thực hiện cấp thẻ giám định viên tư pháp; Giám đốc Sở Tư pháp giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện cấp thẻ giám định viên tư pháp.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh