2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Giám định tư pháp là việc người giám định tư pháp sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định theo quy định của Luật Giám định tư pháp.
Tổ chức giám định tư pháp công lập về pháp y bao gồm:
a) Viện pháp y quốc gia thuộc Bộ Y tế;
b) Trung tâm pháp y cấp tỉnh;
c) Viện pháp y quân đội thuộc Bộ Quốc phòng;
d) Trung tâm giám định pháp y thuộc Viện khoa học hình sự, Bộ Công an.
Vậy, Trung tâm Pháp y tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có cơ cấu tổ chức và số lượng người làm việc như thế nào ?
Căn cứ theo Điều 7 của Thông tư số 42/2015/TT-BYT ngày 16 tháng 11 năm 2015 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Pháp y tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ trưởng Bộ Y tế quy định lãnh đạo của trung tâm Pháp y cấp tỉnh như sau:
1. Trung tâm Pháp y cấp tỉnh có Giám đốc và không quá 02 Phó Giám đốc. Giám đốc, Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn về giám định phải là giám định viên pháp y.
2. Giám đốc Trung tâm Pháp y cấp tỉnh chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Y tế, trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Trung tâm; Phó Giám đốc Trung tâm pháp y cấp tỉnh chịu trách nhiệm trước Giám đốc Trung tâm và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
3. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Giám đốc, Phó Giám đốc Trung tâm pháp y cấp tỉnh thực hiện theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý công chức, viên chức của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Căn cứ theo Điều 8 Thông tư số 42/2015/TT-BYT ngày 16 tháng 11 năm 2015 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Pháp y tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ trưởng Bộ Y tế quy định các phòng chức năng và các khoa chuyên môn gồm:
1. Các phòng:
a) Phòng Tổ chức - Hành chính - Quản trị;
b) Phòng Kế hoạch - Tài chính.
2. Các khoa chuyên môn
a) Khoa Giám định;
b) Khoa Giải phẫu bệnh;
c) Khoa Xét nghiệm - Chẩn đoán hình ảnh.
Căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, Giám đốc Trung tâm có thể đề nghị Giám đốc Sở Y tế xem xét trình Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập thêm một số khoa, phòng khác như Khoa Xét nghiệm ADN, Khoa Hóa pháp hoặc các khoa, phòng cần thiết khác khi có nhu cầu và đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
3. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng, khoa thuộc Trung tâm Pháp y cấp tỉnh do Giám đốc Trung tâm quy định theo hướng dẫn phụ lục kèm theo Thông tư 42/2015/TT-BYT.
Căn cứ theo Điều 9 của Thông tư số 42/2015/TT-BYT ngày 16 tháng 11 năm 2015 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Pháp y tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chức danh nghề nghiệp, số lượng người làm việc và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp của Trung tâm Pháp y cấp tỉnh được xác định trên cơ sở Đề án vị trí việc làm hoặc Đề án điều chỉnh vị trí việc làm của Trung tâm được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt theo quy định của pháp luật.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh