2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
Công chứng viên là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật Công chứng năm 2014, được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm để hành nghề công chứng.
Vậy, để được bổ nhiệm làm công chứng viên thì cần đáp ứng những điều kiện gì ?
Căn cứ theo Điều 8 của Luật Công chứng số 53/2014/QH13 ngày 20 tháng 06 năm 2014 (gọi tắt là Luật Công chứng năm 2014), Luật quy định như sau:
“Điều 8. Tiêu chuẩn công chứng viên
Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được xem xét, bổ nhiệm công chứng viên:
1. Có bằng cử nhân luật;
2. Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật;
3. Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng quy định tại Điều 9 của Luật này hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật này;
4. Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng;
5. Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng.”
Người nào đáp ứng đủ tiêu chuẩn nêu trên có quyền đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm công chứng viên.
Như vậy:
Điều kiện để được bổ nhiệm công chứng viên quy định cụ thể tại Điều 8 Luật Công chứng 2014, theo đó một người muốn được bổ nhiệm làm công chứng viên thì phải đáp ứng được các điều kiện sau đây:
Bổ nhiệm là Việc giao cho một người giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước bằng quyết định của cá nhân hay của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Bổ nhiệm là việc làm mang tính chất quyền lực nhà nước của người giữ chức vụ nhất định để góp phần kiện toàn và củng cố bộ máy nhà nước, đảm bảo cho bộ máy nhà nước hoạt động có hiệu quả và hiệu lực trên thực tế.
Đầu tiên để được bổ nhiệm làm công chứng viên thì một người cần đáp ứng được các điều kiện cơ bản sau:
+ Là công dân Việt Nam và có đăng ký thường trú ở Việt Nam: Điều kiện đầu tiên để một người có thể được bổ nhiệm làm công chứng viên ở Việt Nam, đó chính là người đó phải là công dân Việt Nam, có quốc tịch Việt Nam, đang cư trú, sinh sống công tác, làm việc, học tập ở Việt Nam và có đăng ký thường trú, một người nước ngoài thì không thể trở thành công chứng viên ở Việt Nam được.
+ Luôn tuân thủ Hiến pháp và quy định của pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt: Do công chức viên là người có vai trò quan trọng và phải chịu trách nhiệm đảm bảo cho tính hợp pháp của các giao dịch, hợp đồng, sự công bằng trong giao dịch đó và kể cả việc bảo quản hợp đồng, phòng ngừa tranh chấp. Như vậy, một công chứng viên phải là người nghiêm chỉnh tuân thủ pháp luật và phải là người có phẩm chất đạo đức tốt, tư tưởng vững vàng để đảm bảo tính pháp lý của các giao dịch giữa các bên.
Ngoài các quy định tiên quyết là công chứng viên phải là công dân Việt Nam, thường trú ở Việt Nam có phẩm chất đạo đức tốt nghiêm chỉnh chấp hành phải luật thì một người để trở thành công chứng viên phải có được thêm những điều kiện sau:
+ Có bằng cử nhân tốt nghiệp chuyên ngành Luật: Bằng cử nhân này có thể có từ các cơ sở đào tạo luật trên cả nước, hoặc từ các trường đào tạo đại học có khoa Luật ở trong đó và có đủ điều kiện để cấp bằng cử nhân luật cho học viên.
+ Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên: sau khi tốt nghiệp và có bằng cử nhân luật, người này phải có thời gian công tác trong các cơ quan, tổ chức hành nghề luật, hay bất cứ văn phòng luật nào với thời gian từ 05 năm trở lên để có kinh nghiệm làm việc và được đối mặt với các tình huống thực tế cần vận dụng quy định của luật, có liên quan đến Luật (Công chứng, Tư vấn Luật, Tố tụng, Viện Kiểm sát, Tòa án, Điều tra, Pháp chế,…).
+ Đã tốt nghiệp khóa đào tạo công chứng: đây là khóa đào tạo để các ứng viên có thể nắm được nghiệp vụ của một công chứng viên một cách bài bản nhất, cũng như được trang bị các kiến thức cần thiết để vào nghề này. Đối với những trường hợp được luật quy định là không cần tham gia khóa đào tạo này thì cần phải hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng. Các trường hợp được miễn đào tạo nghề công chứng đó là:
Người đã có kinh nghiệm làm kiểm sát viên, điều tra viên, thẩm phán từ 05 năm trở lên.
Luật sư đã có nhiều hơn 05 năm thời gian hành nghề.
Tiến sĩ hoặc giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật.
Các đối tượng đã là kiểm tra viên cao cấp ngành kiểm sát, thẩm tra viên cao cấp ngành tòa án, chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật.
+ Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng: Đạt yêu cầu ở đây có thể được hiểu là phải có Giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng hoặc Giấy chứng nhận bồi dưỡng nghề công chứng phải tập sự hành nghề tại một tổ chức hành nghề công chứng bất kỳ. Tố chức hành nghề công chứng này có thể là do người đó tự liên hệ để tập sự. trong trường hợp không liên hệ được thì có thể đề nghị Sở tư pháp ở địa phương giới thiệu và bố trí tập sự tại một tổ chức hành nghề công chứng đủ điều kiện. Sau tập sự này, người đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng sẽ được cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm tra tập sự hành nghề công chứng.
+ Đảm bảo sức khỏe để hành nghề công chứng: người hành nghề công chứng phải đảm bỏ điều kiện sức khỏe tốt để có thể đảm nhận công việc do nghề nghiệp yêu cầu.
Như vậy, thông qua bài viết trên, Luật Hoàng Anh đã trình bày về điều kiện để được bổ nhiệm làm công chứng viên.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh