2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Luật Trợ giúp pháp lý được Quốc hội thông qua ngày 20/6/2017 (thay thế cho Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006); Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 12/7/2017 (Lệnh số 11/2017/L-CTN) Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018.
- Yêu cầu trợ giúp pháp lý của người dân được đáp ứng kịp thời và đầy đủ: bằng các quy định tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người dân trong việc nộp yêu cầu trợ giúp pháp lý, quy định thời hạn giải quyết vụ việc Luật giúp cho việc giải quyết vụ việc được nhanh chóng, thuận lợi, tránh gây phiền hà và gây lãng phí thời gian của người dân.
- Quy định các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách ưu tiên bố trí ngân sách từ số bổ sung cân đối ngân sách để thực hiện vụ việc phức tạp, điển hình sẽ giúp khắc phục tình trạng thiếu hụt kinh phí ở nhiều địa phương dẫn đến tình trạng bỏ sót nhu cầu trợ giúp pháp lý; chất lượng trợ giúp pháp lý được nâng cao
- Qua quy định về người thực hiện trợ giúp pháp lý, tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý, chất lượng trợ giúp pháp lý sẽ được nâng cao, tạo được niềm của nhân dân đối với chính sách nhân văn này, khẳng định trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí nhưng chất lượng được chú trọng tương đương với dịch vụ pháp lý có thu phí.
- Cơ chế phối hợp trong hoạt động trợ giúp pháp lý được tăng cường giúp đông đảo người dân biết đến hoạt động này, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức trợ giúp pháp lý trong quá trình phối hợp thực hiện các vụ việc trợ giúp pháp lý cụ thể.
1. Đối với người dân
Cần tập trung tuyên truyền, phổ biến để người dân nắm vững các quy định của Luật, nhất là những điểm mới về: Khái niệm trợ giúp pháp lý (Điều 2); Nguyên tắc hoạt động trợ giúp pháp lý (Điều 3); Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động trợ giúp pháp lý (Điều 6); Người được trợ giúp pháp lý (Điều 7); Quyền và nghĩa vụ của người được trợ giúp pháp lý (Điều 8 và 9); Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý; quyền và nghĩa vụ của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý (Điều 10 và 13); người thực hiện trợ giúp pháp lý; quyền và nghĩa vụ của người thực hiện trợ giúp pháp lý (Điều 17-18); Các trường hợp không được tiếp tục thực hiện hoặc phải từ chối thực hiện trợ giúp pháp lý (Điều 25); Phạm vi, lĩnh vực, hình thức và hoạt động trợ giúp pháp lý (Điều 26 đến Điều 33); Không tiếp tục thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý (Điều 37); Giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp trong trợ giúp pháp lý (Điều 45-46) và các quy định hướng dẫn chi tiết thi hành các nội dung trên trong các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.
2. Đối với người thực hiện trợ giúp pháp lý
Cần nắm vững toàn bộ các quy định của Luật, nhất là những điểm mới như: Khái niệm trợ giúp pháp lý (Điều 2); Nguyên tắc hoạt động trợ giúp pháp lý (Điều 3); Chính sách của Nhà nước về trợ giúp pháp lý (Điều 4); Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động trợ giúp pháp lý (Điều 6); Người được trợ giúp pháp lý (Điều 7); Quyền và nghĩa vụ của người được trợ giúp pháp lý (Điều 8 và 9); Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý; quyền và nghĩa vụ của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý (Điều 10 và 13); người thực hiện trợ giúp pháp lý; quyền và nghĩa vụ của người thực hiện trợ giúp pháp lý (Điều 17-18); Các trường hợp không được tiếp tục thực hiện hoặc phải từ chối thực hiện trợ giúp pháp lý (Điều 25); Phạm vi, lĩnh vực, hình thức và hoạt động trợ giúp pháp lý (Điều 26 đến Điều 39); Trách nhiệm quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý (Điều 40); Trách nhiệm của các cơ quan có liên quan đến hoạt động trợ giúp pháp lý trong tố tụng (Điều 41); Giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp trong trợ giúp pháp lý (Điều 45-46) và các quy định hướng dẫn chi tiết thi hành các nội dung trên trong các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.
3. Đối với cán bộ, công chức, viên chức được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý
Cần nắm vững toàn bộ các quy định của Luật, nhất là những điểm mới, trọng tâm là: Khái niệm trợ giúp pháp lý (Điều 2); Nguyên tắc hoạt động trợ giúp pháp lý (Điều 3); Chính sách của Nhà nước về trợ giúp pháp lý (Điều 4); Nguồn tài chính cho công tác trợ giúp pháp lý (Điều 5); Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động trợ giúp pháp lý (Điều 6); Người được trợ giúp pháp lý (Điều 7); Quyền và nghĩa vụ của người được trợ giúp pháp lý (Điều 8 và 9); Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý; quyền và nghĩa vụ của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý (Điều 10 và 13); Hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý (Điều 14); Đăng ký tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý (Điều 15); Chấm dứt thực hiện trợ giúp pháp lý của tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý (Điều 16); người thực hiện trợ giúp pháp lý; quyền và nghĩa vụ của người thực hiện trợ giúp pháp lý (Điều 17-18); Bổ nhiệm, cấp thẻ, miễn nhiệm và thu hồi thẻ, cấp lại thẻ trợ giúp viên pháp lý (Điều 21-23); Cộng tác viên trợ giúp pháp lý (Điều 24); Trường hợp không được tiếp tục thực hiện hoặc phải từ chối thực hiện trợ giúp pháp lý (Điều 25); Phạm vi, lĩnh vực, hình thức và hoạt động trợ giúp pháp lý (Điều 26 đến Điều 33); Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức có liên quan trong hoạt động trợ giúp pháp lý (Điều 41); Giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp trong trợ giúp pháp lý (Điều 45-46) và các quy định hướng dẫn chi tiết thi hành các nội dung trên trong các văn bản hướng dẫn Luật.
Ngoài ra, tùy từng nhóm đối tượng cụ thể cần lựa chọn các nội dung tuyên truyền, phổ biến cho phù hợp với tính chất, đặc điểm của từng nhóm đối tượng.
1. Thực hiện việc đăng tải công khai toàn văn nội dung của Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành trên Cổng/Trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị; trên các cơ quan báo chí, truyền thông thuộc phạm vi quản lý.
2. Tổ chức các Hội nghị, Hội thảo, Tọa đàm, lớp tập huấn để giới thiệu, quán triệt, phổ biến nội dung cơ bản của Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành; lồng ghép trong nội dung giáo dục pháp luật hằng năm cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động
3. Lựa chọn nội dung để tuyên truyền, phổ biến trên các phương tiện thông tin, truyền thông đại chúng, mạng lưới thông tin cơ sở; bổ sung cho tủ sách pháp luật để người dân tự tìm hiểu, nghiên cứu và học tập.
4. Tổ chức để cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tự giác học tập, tìm hiểu những nội dung cơ bản của Luật, nhất là những điểm mới; cung cấp toàn văn văn bản luật để mọi người tự tìm hiểu khi có nhu cầu
5. Lồng ghép tuyên truyền, phổ biến qua hoạt động thi hành công vụ, hoạt động hành nghề luật sư, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, hòa giải ở cơ sở và các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, xử lý vi phạm hành chính…
6. Lựa chọn các hình thức tuyên truyền, phổ biến khác phù hợp với đặc điểm tình hình của cơ quan, tổ chức, địa phương.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh