2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Tổ chức hành nghề luật sư của Việt Nam, chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài tại Việt Nam vi phạm quy định của Luật Luật sư thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Vậy, khi phát hiện có hành vi vi phạm hành chính về các quy định đối với hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư thì xử lý như thế nào ?
Ở phần 1, Luật Hoàng Anh đã trình bày cách xử lý khi phát hiện có hành vi vi phạm hành chính về các quy định đối với hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư. Sau đây, Luật Hoàng Anh xin trình bày tiếp về hình thức phạt bổ sung và biện pháp khắc phục khi phát hiện có hành vi vi phạm hành chính về các quy định đối với hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư.
Căn cứ theo Khoản 7 và Khoản 8, Điều 7 của Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã, Chính phủ quy định khi phát hiện có hành vi vi phạm hành chính các quy định đối với hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư thì xử lý như sau:
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi:
+ Cho người không phải là luật sư của tổ chức mình hành nghề luật sư dưới danh nghĩa của tổ chức mình;
+ Hoạt động không đúng lĩnh vực hành nghề hoặc không đúng trụ sở đã ghi trong giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, giấy phép thành lập hoặc giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam;
+ Cho tổ chức khác sử dụng giấy đăng ký hoạt động, giấy phép thành lập để hoạt động hành nghề luật sư;
+ Hoạt động không đúng phạm vi hành nghề của chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam.
+ Thực hiện dịch vụ pháp lý mà không ký hợp đồng dịch vụ pháp lý bằng văn bản;
+ Cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng có quyền lợi đối lập nhau trong cùng một vụ, việc;
b) Tịch thu tang vật là giấy phép, giấy đăng ký hoạt động bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi:
+ Tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy phép thành lập chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài hoặc chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam;
+ Tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư, chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy phép thành lập chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài hoặc chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam; Hoăc nội dung giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư, chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam.
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi:
+ Cho người không phải là luật sư của tổ chức mình hành nghề luật sư dưới danh nghĩa của tổ chức mình;
+ Hoạt động không đúng lĩnh vực hành nghề hoặc không đúng trụ sở đã ghi trong giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, giấy phép thành lập hoặc giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam;
+ Nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền hoặc lợi ích khác ngoài khoản thù lao và chi phí đã thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ pháp lý;
+ Sử dụng giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư khác hoặc giấy phép thành lập, giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh của công ty luật nước ngoài khác tại Việt Nam để hoạt động hành nghề luật sư;
+ Cung cấp dịch vụ pháp lý thông qua văn phòng giao dịch của tổ chức hành nghề luật sư;
+ Thay đổi nội dung hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư khi chưa được cấp lại giấy đăng ký hoạt động; thay đổi nội dung giấy phép thành lập, giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam khi chưa có văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền;
+ Hoạt động không đúng phạm vi hành nghề của chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam.
+ Thực hiện dịch vụ pháp lý mà không ký hợp đồng dịch vụ pháp lý bằng văn bản;
+ Cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng có quyền lợi đối lập nhau trong cùng một vụ, việc;
+ Hoạt động khi chưa được cấp giấy đăng ký hoạt động.
+ Không đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư; chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam với cơ quan có thẩm quyền;
+ Hoạt động tư vấn pháp luật, cung cấp dịch vụ pháp lý, hoạt động với danh nghĩa tổ chức hành nghề luật sư hoặc treo biển hiệu là tổ chức hành nghề luật sư mà không phải là tổ chức hành nghề luật sư.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh