2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự, hình sự… có yếu tố nước ngoài Tòa án Việt Nam có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài tương trợ tư pháp về dân sự khi cần tiến hành một số hoạt động tố tụng dân sự tại nước ngoài. Tòa án Việt Nam chỉ công nhận giấy tờ, tài liệu nếu đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi của pháp luật Việt Nam về hợp pháp hóa lãnh sự hoặc công chứng, chứng thực đối với từng loại giấy tờ, tài liệu cụ thể. Đặc biệt trong hoạt động tương trợ tư pháp, việc hợp pháp hóa lãnh sự, công nhận giấy tờ, tài liệu ủy thác của ý nghĩa rất quan trọng. Bài viết sau đây của Luật Hoàng Anh sẽ giúp quý khách hành hiểu rõ hơn về vấn đề này
Trên cơ sở quy định pháp luật trong nước, các Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết và thực tiện tương trợ tư pháp với các nước có thể thấy tương trợ tư pháp tại Việt Nam được hiểu như sau:
Tương trợ tư pháp là việc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền của các nước khác nhau trợ giúp lẫn nhau thực hiện các hành vi tố tụng tư pháp riêng bệt theo những trình tự, thủ tục, thể thức nhất định để thi hành pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước, của cơ quan, cá nhân mỗi nước trên lãnh thổ của nhau, thúc đầy phát triển, quan hệ hợp tác quốc tế.
Điều 7 Luật Tương trợ tư pháp 2007 quy định như sau:
“1. Hợp pháp hóa lãnh sự là việc Bộ Ngoại giao, cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam hoặc cơ quan khác ở nước ngoài được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự chứng nhận chữ ký, con dấu trên giấy tờ, tài liệu do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài lập, cấp hoặc xác nhận để sử dụng ở Việt Nam.
2. Giấy tờ, tài liệu ủy thác tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài lập, cấp hoặc xác nhận theo quy định của pháp luật nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam công nhận, nếu giấy tờ, tài liệu đó đã được hợp pháp hoá lãnh sự.”
Theo đó, các giấy tờ tài liệu ủy thác tư pháp do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài lập, cấp hoặc xác nhận theo quy định của pháp luật nước ngoài chỉ đuộc cơ quan có thẩm quyền Việt Nam công nhận nếu giấy tờ, tài liệu đó đã được hợp pháp hóa lãnh sự. Mà hợp pháp hóa lãnh sự là việc Bộ Ngoại giao, cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam hoặc cơ quan khác ở nước ngoài được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự chứng nhận chữ ký, con dấu trên giấy tờ, tài liệu do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài lập, cấp hoặc xác nhận để sử dụng ở Việt Nam.
Có thể thấy việc chỉ công nhận các giấy tờ, tài liệu đã được hợp pháp hóa lãnh sự có ý nghĩa quan trọng bởi việc hợp pháp hóa lãnh sự sẽ xem xét liệu rằng, giấy tờ, tài liệu của nước ngoài đã được đóng dấu, ký tên bởi đúng người, đúng chức vụ và không bị giả mạo, từ đó góp phần đảm bảo quá trình tương trợ tư pháp được thực hiện hiệu quả, bảo vệ quyền là lợi ích hợp pháp chính đáng của các cá nhân, tổ chức có liên quan.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh