Liên đoàn luật sư Việt Nam ?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:56 (GMT+7)

Bài viết trình bày về Liên đoàn luật sư Việt Nam

Căn cứ theo Điều 60 của Luật Luật sư số 65/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006, được sửa đổi, bổ sung bởi Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư số 20/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012 (gọi tắt là Luật Luật sư năm 2006, sửa đổi, bổ sung năm 2012), quy định Đoàn luật sư là tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, tổ chức và hoạt động theo Luật Luật sư và Điều lệ của Liên đoàn luật sư Việt Nam. Đoàn luật sư có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự trang trải bằng nguồn thu từ phí thành viên, các khoản đóng góp của thành viên và các nguồn thu hợp pháp khác.

Tại mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có từ ba người có Chứng chỉ hành nghề luật sư trở lên thì được thành lập Đoàn luật sư. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cho phép thành lập Đoàn luật sư sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

Đoàn luật sư không được ban hành nghị quyết, quyết định, nội quy, quy định về phí, khoản thu và các quy định khác trái với quy định của pháp luật và Điều lệ của Liên đoàn luật sư Việt Nam.

Thành viên của Đoàn luật sư là các luật sư.

Quyền và nghĩa vụ của thành viên Đoàn luật sư do Điều lệ của Liên đoàn luật sư Việt Nam quy định.

Vậy, Liên Đoàn Luật sư Việt Nam là gì ?

Liên Đoàn Luật sư Việt Nam

Căn cứ theo Điều 64 của Luật Luật sư số 65/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006, được sửa đổi, bổ sung bởi Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư số 20/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012 (gọi tắt là Luật Luật sư năm 2006, sửa đổi, bổ sung năm 2012), quy định Liên đoàn luật sư Việt Nam là tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư trong phạm vi cả nước, đại diện cho luật sư, các Đoàn luật sư, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản, hoạt động theo nguyên tắc tự trang trải bằng nguồn thu từ phí thành viên, các khoản đóng góp của thành viên và nguồn thu hợp pháp khác.

Thành viên của Liên đoàn luật sư Việt Nam là các Đoàn luật sư và các luật sư. Các luật sư tham gia Liên đoàn luật sư Việt Nam thông qua Đoàn luật sư nơi mình gia nhập.

Liên đoàn luật sư Việt Nam có Điều lệ.

Điều lệ của Liên đoàn luật sư Việt Nam gồm những nội dung chính sau đây:

a) Tôn chỉ, mục đích và biểu tượng của Liên đoàn luật sư Việt Nam;

b) Quyền, nghĩa vụ của thành viên Liên đoàn luật sư Việt Nam;

c) Mối quan hệ giữa Liên đoàn luật sư Việt Nam và Đoàn luật sư;

d) Thủ tục gia nhập Đoàn luật sư, rút tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn luật sư, chuyển Đoàn luật sư của luật sư;

đ) Nghĩa vụ trợ giúp pháp lý của luật sư;

e) Mẫu trang phục luật sư tham gia phiên tòa; mẫu Thẻ luật sư, việc cấp, đổi, thu hồi Thẻ luật sư

g) Nhiệm kỳ, cơ cấu tổ chức, thể thức bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan của Liên đoàn luật sư Việt Nam, Đoàn luật sư; mối quan hệ phối hợp giữa các Đoàn luật sư trong việc quản lý luật sư và tổ chức hành nghề luật sư;

h) Cơ cấu, số lượng đại biểu, nhiệm vụ, quyền hạn của Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc, Đại hội toàn thể hoặc Đại hội đại biểu luật sư của Đoàn Luật sư; trình tự, thủ tục tiến hành đại hội của Liên đoàn luật sư Việt Nam, Đoàn luật sư;

i) Việc ban hành nội quy của Đoàn luật sư;

k) Tài chính của Liên đoàn luật sư Việt Nam, Đoàn luật sư;

I) Khen thưởng, kỷ luật luật sư và giải quyết khiếu nại, tố cáo;

m) Nghĩa vụ báo cáo về tổ chức và hoạt động của Liên đoàn luật sư Việt Nam, Đoàn luật sư;

n) Quan hệ với cơ quan, tổ chức khác.

Quyền, nghĩa vụ của thành viên Liên đoàn luật sư Việt Nam do Điều lệ của Liên đoàn luật sư Việt Nam quy định.

Các cơ quan của Liên Đoàn Luật sư Việt Nam

Căn cứ theo Điều 66 của Luật Luật sư số 65/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006, được sửa đổi, bổ sung bởi Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư số 20/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012 (gọi tắt là Luật Luật sư năm 2006, sửa đổi, bổ sung năm 2012), quy định các cơ quan của Liên Đoàn Luật sư Việt Nam gồm có:

a) Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Liên Đoàn Luật sư Việt Nam;

b) Hội đồng luật sư toàn quốc là cơ quan lãnh đạo của Liên Đoàn Luật sư Việt Nam giữa hai kỳ Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc;

c) Ban thường vụ Liên Đoàn Luật sư Việt Nam là cơ quan điều hành công việc của Liên Đoàn Luật sư Việt Nam giữa hai kỳ họp của Hội đồng luật sư toàn quốc;

d) Các cơ quan khác do Điều lệ của Liên Đoàn Luật sư Việt Nam quy định.

Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc do Hội đồng luật sư toàn quốc triệu tập. Hội đồng luật sư toàn quốc hướng dẫn cụ thể về số lượng và phân bổ đại biểu tham dự Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc. Việc phân bổ đại biểu tham dự Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc căn cứ vào số lượng đại biểu dự kiến triệu tập, đảm bảo có đại diện của các Đoàn Luật sư, cơ cấu về giới, lứa tuổi, dân tộc và vùng, miền. Việc lựa chọn đại biểu tham dự Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc phải đảm bảo bình đẳng, dân chủ, công khai, minh bạch và từ các Đoàn Luật sư.

Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan của Liên Đoàn Luật sư Việt Nam do Điều lệ của Liên Đoàn Luật sư Việt Nam quy định.

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư