2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật Luật sư, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là khách hàng).
Hoạt động nghề nghiệp của luật sư góp phần bảo vệ công lý, các quyền tự do, dân chủ của công dân, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Ngày nay, pháp luật ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống xã hội. Luật sư là người có hiểu biết về luật pháp, được cấp phép hành nghề và có nghĩa vụ áp dụng pháp luật vào việc bảo vệ quyền và các lợi ích của khách hàng.
Luật sư sẽ có các nghĩa vụ gắn liền với lĩnh vực hoạt động của họ như sau:
– Luật sư sẽ có nghĩa vụ tư vấn và đưa ra lời khuyên pháp luật.
– Luật sư sẽ có nghĩa vụ nghiên cứu và thu thập bằng chứng, chứng cứ để soạn thảo tài liệu phục vụ cho vụ việc, tranh chấp.
– Luật sư sẽ có nghĩa vụ tư vấn soạn thảo hợp đồng; tư vấn trong các giao dịch mua bán; thực hiện bào chữa và và đại diện tham gia tranh tụng trước tòa cho khách hàng.
Tùy theo đặc thù công việc mà các luật sư được phân ra làm hai loại đó là thành luật sư tư vấn và luật sư tranh tụng. Đối với luật sư tư vấn, thường thì công việc của luật sư sẽ thực hiện tư vấn các vấn đề pháp lý cho khách hàng. Đối với luật sư tranh tụng, luật sư sẽ là người đại diện cho khách hàng, tham gia vào phiên tòa để bào chữa, tranh luận, bảo vệ quyền và lợi ích cho thân chủ của mình.
Theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung Luật Luật sư 2012 ta có thể hiểu luật sư hành nghề với tư cách cá nhân như sau:
– Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân là luật sư làm việc theo hợp đồng lao động đã thỏa thuận với các cơ quan, tổ chức mà không phải là tổ chức hành nghề luật sư.
– Đối với trường hợp hợp đồng lao động giữa luật sư với các cơ quan, tổ chức có thỏa thuận thì luật sư hành nghề với tư cách cá nhân phải mua bảo hiểm trách nhiệm cho hoạt động hành nghề của mình theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.
– Ngoài ra, pháp luật còn quy định đối với các luật sư hành nghề với tư cách cá nhân thì sẽ không được cung cấp dịch vụ pháp lý cho cá nhân, cơ quan, tổ chức khác ngoài cơ quan, tổ chức mình đã ký hợp đồng lao động, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước yêu cầu hoặc tham gia tố tụng trong vụ án hình sự theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng và thực hiện trợ giúp pháp lý theo sự phân công của Đoàn luật sư mà luật sư là thành viên.
Đối với luật sư hành nghề với tư cách cá nhân, Điều 49 của Luật Luật sư số 65/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006, được sửa đổi, bổ sung bởi Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư số 20/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012 (gọi tắt là Luật Luật sư năm 2006, sửa đổi, bổ sung năm 2012), quy định:
“1. Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân là luật sư làm việc theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức không phải là tổ chức hành nghề luật sư.
2. Trường hợp hợp đồng lao động có thỏa thuận thì luật sư hành nghề với tư cách cá nhân phải mua bảo hiểm trách nhiệm cho hoạt động hành nghề của mình theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.
3. Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân không được cung cấp dịch vụ pháp lý cho cá nhân, cơ quan, tổ chức khác ngoài cơ quan, tổ chức mình đã ký hợp đồng lao động, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước yêu cầu hoặc tham gia tố tụng trong vụ án hình sự theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng và thực hiện trợ giúp pháp lý theo sự phân công của Đoàn luật sư mà luật sư là thành viên.”
Theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung Luật Luật sư 2012 thì đối với luật sư hành nghề với tư cách cá nhân, mức độ tự do lựa chọn hình thức hành nghề đã bị giảm đi so với quy định của Luật Luật sư 2006 khi các luật sư lựa chọn hình thức này chỉ có thể hành nghề thông qua việc ký kết các hợp đồng lao động với các cơ quan, tổ chức không phải là tổ chức hành nghề luật sư. Khi đã làm việc cho các cơ quan, tổ chức này thì luật sư không được cung cấp dịch vụ pháp lý cho cá nhân, cơ quan, tổ chức khác ngoài cơ quan, tổ chức mình đã ký hợp đồng lao động, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước yêu cầu hoặc tham gia tố tụng trong vụ án hình sự theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng và thực hiện trợ giúp pháp lý theo sự phân công của Đoàn luật sư mà luật sư là thành viên.
Ngoài ra, theo quy định tại Điềm đ Khoản 1 Điều 21 Luật Luật sư sửa đổi 2012 thì luật sư có quyền “hành nghề luật sư ở nước ngoài”. Đây là một quy định phù hợp với xu thế hội nhập hiện nay. Tuy vậy, pháp luật hiện hành chưa có những quy định cụ thể để thực hiện quyền này của luật sư. Hơn thế, cùng với những khác biệt trong quy định của pháp luật các nước, việc thực hiện quyền này trên thực tế gặp rất nhiều khó khăn.
Theo quy định của pháp luật, các luật sư hành nghề với tư cách cá nhân là luật sư làm việc theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức không phải là tổ chức hành nghề luật sư.
Cần lưu ý rằng trong thời hạn hai năm, kể từ ngày Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật luật sư có hiệu lực, luật sư hành nghề với tư cách cá nhân theo quy định của Luật luật sư số 65/2006/QH11 phải chuyển đổi sang hành nghề dưới hình thức thành lập, tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư hoặc làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư hoặc làm việc theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức và thực hiện việc đăng ký hoạt động theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật luật sư. Luật sư đăng ký hoạt động theo quy định không phải nộp lệ phí đăng ký hoạt động.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh