Miễn nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn ?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:58 (GMT+7)

Bài viết trình bày về việc Miễn nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn

Giám định tư pháp là việc người giám định tư pháp sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định theo quy định của Luật Giám định tư pháp.

Căn cứ theo Khoản 6, Điều 2 của Luật Giám định tư pháp năm 2012 sửa đổi, bổ sung năm 2020, Luật quy định Giám định viên tư pháp là người đủ tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên tư pháp, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm để thực hiện giám định tư pháp.

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quy định chi tiết các tiêu chuẩn đối với giám định viên tư pháp ở lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý sau khi thống nhất ý kiến với Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

Giám định tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn bao gồm giám định tư pháp về trình tự, thủ tục, chất lượng, chi phí trong hoạt động về lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Vậy, khi muốn miễn nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn thì làm như thế nào ?

Các trường hợp miễn nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn

Căn cứ theo Khoản 1, Điều 8 của Thông tư số 49/2014/TT-BNNPTNT ngày 23 tháng 12 năm 2014 quy định về giám định tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định các trường hợp miễn nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn gồm:

a) Không còn đủ tiêu chuẩn

+ Là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt.

+ Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc tương đương trở lên.

+ Đã có kinh nghiệm thực tế hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn liên tục từ đủ 05 năm trở lên.

b) Thuộc một trong các trường hợp:

+ Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

+ Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã bị kết án mà chưa được xoá án tích về tội phạm do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý; đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;

+ Đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.

c) Bị xử lý kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên hoặc bị xử phạt hành chính do cố ý vi phạm quy định của pháp luật về giám định tư pháp;

d) Thực hiện một trong các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động giám định tư pháp:

+ Từ chối đưa ra kết luận giám định tư pháp mà không có lý do chính đáng.

+ Cố ý đưa ra kết luận giám định tư pháp sai sự thật.

+ Cố ý kéo dài thời gian thực hiện giám định tư pháp hoặc lợi dụng việc trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp để gây khó khăn, cản trở hoạt động tố tụng.

+ Lợi dụng việc thực hiện giám định tư pháp để trục lợi.

+ Tiết lộ bí mật thông tin mà mình biết được khi tiến hành giám định tư pháp.

+ Xúi giục, ép buộc người giám định tư pháp đưa ra kết luận giám định tư pháp sai sự thật.

+ Can thiệp, cản trở việc thực hiện giám định của người giám định tư pháp.

đ) Theo đề nghị của giám định viên tư pháp là công chức, viên chức, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng có quyết định nghỉ việc để hưởng chế độ hưu trí hoặc thôi việc.

Hồ sơ đề nghị miễn nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn

Căn cứ theo Khoản 2, Điều 8 Thông tư số 49/2014/TT-BNNPTNT ngày 23 tháng 12 năm 2014 quy định về giám định tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định hồ sơ đề nghị miễn nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn bao gồm:

a) Văn bản đề nghị miễn nhiệm giám định viên tư pháp của cơ quan, tổ chức đã đề nghị bổ nhiệm người đó;

b) Văn bản, giấy tờ chứng minh giám định viên tư pháp thuộc một trong các trường hợp miễn nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Hàng năm, thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ rà soát, lập hồ sơ đề nghị miễn nhiệm giám định viên tư pháp gửi Vụ Pháp chế. Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ kiểm tra hồ sơ, trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, quyết định miễn nhiệm giám định viên tư pháp trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Hàng năm, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Giám đốc Sở Tư pháp kiểm tra hồ sơ, lập danh sách trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định miễn nhiệm giám định viên tư pháp ở địa phương.

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư