2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Trong việc giải quyết các vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài, các quốc gia thường tìm kiếm sự hỗ trợ giúp đỡ từ các quốc gia nước ngoài bằng hình thức tương trợ tư pháp hình sự thông qua một yêu cầu tương trợ tư pháp. Yêu cầu tương trợ tư pháp được thực hiện theo cách thức với trình tự, thủ tục mà các bên có thỏa thuận và phù hợp với quy định của pháp luật quốc gia. Một trong những nội dung mà các quốc gia quan tâm khi tiếp nhận yêu cầu tương trợ tư pháp từ quốc gia yêu cầu là có thuộc phạm vi tương trợ tư pháp hay thuộc trường hợp từ chối tương trợ. Theo đó, nội dung bài viết sau đây của Luật Hoàng Anh sẽ trình bày về phạm vị tương trợ tư pháp về dân sự.
Tương trợ tư pháp là việc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền của các nước khác nhau trợ giúp lẫn nhau thực hiện các hành vi tố tụng tư pháp riêng bệt theo những trình tự, thủ tục, thể thức nhất định để thi hành pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước, của cơ quan, cá nhân mỗi nước trên lãnh thổ của nhau, thúc đầy phát triển, quan hệ hợp tác quốc tế.
Tương trợ tư pháp về dân sự là để hỗ trợ cho hoạt động tố tụng dân sự. Dân sự bao gồm các vấn đề về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động.
Phạm vi tương trợ tư pháp dân sự được hiểu là giới hạn mà trong đó các chủ thể có thẩm quyền ở các quốc gia khác nhau thực hiện một hoặc một số hoạt động nhằm hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau trong việc giải quyết vụ án hình sự có yếu tố nước ngoài.
Điều 10 Luật Tương trợ tư pháp 2007 quy định về phạm vi tương trợ tư pháp về dân sự giữa Việt Nam và nước ngoài bao gồm:
Bên cạnh Luật Tương trợ tư pháp 2007, tại các hiệp định tương trợ tư pháp (nội dung về dân sự) mà Việt Nam đã ký kết cũng có phạm vi bao gồm: Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu liên quan đến tương trợ tư pháp về dân sự; triệu tập người làm chứng, người giám định; thu thập, cung cấp chứng cứ; các yêu cầu tương trợ tư pháp khác về dân sự, trao đổi tài liệu, thông tin giữa các cơ quan tư pháp, công nhận và thi hành các bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài và quyết định của trọng tài nước ngoài.
Như vậy, có thể thấy phạm vi hoạt động tương trợ tư pháp tại các Hiệp định và pháp luật trong nước của Việt Nam là khá thống nhất. Tuy nhiên tại các Hiệp định thì có thêm quy định về công nhận và thi hành bản án, quyết định, phán quyết của Tòa án và trọng tài nước ngoài, tuy nhiên, pháp luật về tương trợ tư pháp của Việt Nam thì không quy định bao gồm vấn đề này. Cách tiếp cận hiện nay của pháp luật tương trợ tư pháp cũng là phù hợp bởi lẽ việc công nhận và thi hành quyết định, phán quyết của tòa án, trọng tài nước ngoài không phải là một quy trình giải quyết vụ việc dân sự, không phải là một hoạt động đơn lẻ trong một quy trình tố tụng như việc tống đạt hay thu thập chứng cứ.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh