Sự khác nhau giữa khóa đào tạo nghề công chứng và khóa bồi dưỡng nghề công chứng ?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:48 (GMT+7)

Bài viết trình bày về Sự khác nhau giữa khóa đào tạo nghề công chứng và khóa bồi dưỡng nghề công chứng

MỤC LỤC

MỤC LỤC

Về điều kiện để trở thành công chứng viên đầu tiên phải là Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được xem xét, bổ nhiệm công chứng viên:

1. Có bằng cử nhân luật;

2. Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật;

3. Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng;

4. Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng;

5. Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng.

Do đó, một trong những tiêu chuẩn để trở thành công chứng viên là phải tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng. Vậy, khóa đào tạo nghề công chứng và khóa bồi dưỡng nghề công chứng khác nhau như thế nào ?

Giống nhau:

+ Là Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và có đủ các tiêu chuẩn được xem xét, bổ nhiệm công chứng viên.

+ Có bằng cử nhân luật: bằng cử nhân Luật được hiểu là bằng nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, được cấp cho các sinh viện Luật đã tốt nghiệp đại học ngành Luật. Với thời gian đào tạo dài khoảng bốn năm. Bên cạnh đó, thời gian đào tạo của một số trường có thể kéo dài hơn bốn năm.

+ Đều được đào tạo và bồi dưỡng tại Học viện Tư pháp: Học viện Tư pháp Việt Nam là cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học cấp đại học tại Việt Nam, chuyên ngành đào tạo, bồi dưỡng các chức danh tư pháp tại Việt Nam. Với chức năng đào tạo nghiệp vụ thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư, chấp hành viên, công chứng viên và các chức danh tư pháp khác; Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho Chấp hành viên, Công chứng viên, Luật sư và cán bộ có chức danh tư pháp thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Tư pháp; bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho các đối tượng có nhu cầu; bồi dưỡng khác theo quy định của pháp luật có liên quan; Nghiên cứu khoa học phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có chức danh Tư pháp; Và hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài trong việc đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học.

Khác nhau

Tiêu chí

Khóa đào tạo nghề công chứng

Khóa bồi dưỡng nghề công chứng

Đối tượng

Người có bằng cử nhân luật được tham dự khóa đào tạo nghề công chứng tại cơ sở đào tạo nghề công chứng.

a) Người đã có thời gian làm thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên từ 05 năm trở lên;

b) Luật sư đã hành nghề từ 05 năm trở lên;

c) Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sĩ luật;

d) Người đã là thẩm tra viên cao cấp ngành tòa án, kiểm tra viên cao cấp ngành kiểm sát; chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật.

 

Thời gian

Thời gian đào tạo nghề công chứng là 12 tháng.

Thời gian bồi dưỡng nghề công chứng là 03 tháng.

 

Nội dung

Đào tạo chương trình do Học viện Tư pháp chủ trì, phối hợp với Cục Bổ trợ tư pháp xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành để hành nghề công chứng:

1. Chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch).

2. Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng: Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng quy định các chuẩn mực đạo đức, hành vi ứng xử của công chứng viên trong hành nghề công chứng, là cơ sở để công chứng viên tự giác rèn luyện, tu dưỡng đạo đức trong hành nghề và trong đời sống xã hội nhằm nâng cao trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên, nâng cao uy tín của công chứng viên, góp phần tôn vinh nghề công chứng trong xã hội.

3. Cập nhật, bổ sung kiến thức pháp luật về công chứng và các quy định pháp luật khác có liên quan.

4. Kỹ năng hành nghề công chứng; kỹ năng giải quyết các vấn đề vướng mắc trong quá trình hành nghề công chứng.

Bồi dưỡng các kỹ năng để hành nghề công chứng:

1. Kỹ năng hành nghề công chứng, bao gồm việc tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ yêu cầu công chứng, xác định nhân thân, năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng (Người yêu cầu công chứng là cá nhân, tổ chức Việt Nam hoặc cá nhân, tổ chức nước ngoài có yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch theo quy định của Luật Công chứng năm 2014), kỹ năng nghiệp vụ khác thuộc thẩm quyền của công chứng viên.

2. Kiến thức pháp luật liên quan đến hành nghề công chứng, bao gồm các quy định pháp luật về công chứng, pháp luật dân sự, các quy định pháp luật khác có liên quan.

3. Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng: Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng quy định các chuẩn mực đạo đức, hành vi ứng xử của công chứng viên trong hành nghề công chứng, là cơ sở để công chứng viên tự giác rèn luyện, tu dưỡng đạo đức trong hành nghề và trong đời sống xã hội nhằm nâng cao trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên, nâng cao uy tín của công chứng viên, góp phần tôn vinh nghề công chứng trong xã hội.

4. Kỹ năng quản lý, tổ chức và điều hành tổ chức hành nghề công chứng (Tổ chức hành nghề công chứng bao gồm Phòng công chứng và Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Công chứng năm 2014 và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan).

 

Kết quả

Người hoàn thành chương trình đào tạo nghề công chứng được cơ sở đào tạo nghề công chứng cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng.

 

Người hoàn thành khóa bồi dưỡng được cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng.

 

 

Luật Hoàng Anh

 

 

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư