2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Trong quá trình đổi mới toàn diện các lĩnh vực của đời sống đất nước, phát triển nền kinh tế thị trường hội nhập kinh tế quốc tế thì tương trợ tư pháp nói chung và tương trợ tư pháp về hình sự nói riêng là một yêu cầu đòi hỏi hết sức khách quan, là một xu hướng tất yếu. Tương trợ tư pháp về hình sự góp phần đấu tranh phòng chóng tội phạm, góp phần nâng cao hiệu quả các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án đối với các vụ án hình sự có yếu tố nước ngoài. Bên cạnh đó tương trợ tư pháp về hình sự cũng giúp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân mỗi quốc gia. Tương trợ tư pháp về hình sự được thực hiện thông qua ủy thác tư pháp bằng văn bản. Vậy ủy thác tư pháp về hình sự là gì? Thủ tục tiếp nhận và xử lý ủy thác tư pháp về hình sự được quy định như thế nào? Những cơ quan nào có thẩm quyền thực hiện ủy thác tư pháp của nước ngoài? Hãy cùng Luật Hoàng Anh tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Tại các văn bản pháp luật hiện hành chưa đưa ra định nghĩa cụ thể về tương trợ tư pháp về hình sự, tuy nhiên có thể khái chung chung về tương trợ tư pháp về hình sự như sau:
Tương trợ tư pháp về hình sự là việc các quốc gia giúp đỡ, hỗ trợ nhau trong việc điều tra, truy tố hoặc các thủ tục tố tụng khác trong các vấn đề về hình sự thông qua các cơ quan có thẩm quyền của mỗi quốc gia trên cơ sở điều ước quốc tế song phương hoặc đa phương mà các quốc gia ký kết hoặc tham gia hoặc nguyên tắc “có đi có lại”.
Ủy thác tư pháp là yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thực hiện một hoặc một số hoạt động tương trợ tư pháp theo quy định của pháp luật nước có liên quan hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Điều 23 Luật Tương trợ tư pháp 2007 quy định về thủ tục tiếp nhận và xử lý ủy thác tư pháp về hình sự của nước ngoài như sau:
Điều 17 Thông tư 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC quy định về thẩm quyền thực hiện ủy thác tư pháp của nước ngoài như sau:
+ Tòa án nhân dân cấp tỉnh;
+ Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh trong trường hợp ủy thác tư pháp của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài liên quan đến thi hành án dân sự;
+ Thừa phát lại thực hiện tống đạt giấy tờ theo quy định của pháp luật.
Trong quá trình thực hiện ủy thác tư pháp của nước ngoài, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh có thể yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp chứng cứ, thông tin theo quy định pháp luật về tố tụng dân sự và thi hành án dân sự.
+ Nơi người được tống đạt là cá nhân cư trú, làm việc hoặc nơi cơ quan, tổ chức được tống đạt có trụ sở, chi nhánh của tổ chức đó theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài;
+ Nơi người được triệu tập làm chứng, người giám định cư trú, làm việc;
+ Nơi thực hiện việc thu thập, cung cấp chứng cứ.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh