2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài Tòa án Việt Nam có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài tương trợ tư pháp về dân sự khi cần tiến hành một số hoạt động tố tụng dân sự tại nước ngoài. Bên cạnh những quy định cụ thể về các trường hợp yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp về dân sự cũng như thẩm quyền yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp về dân sự, pháp luật cũng đã quy định về thủ tục yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp về dân sự. Hãy cùng Luật Hoàng Anh tìm hiểu về vấn đề này qua nội dung bài viết sau đây.
Tương trợ tư pháp là việc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền của các nước khác nhau trợ giúp lẫn nhau thực hiện các hành vi tố tụng tư pháp riêng bệt theo những trình tự, thủ tục, thể thức nhất định để thi hành pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước, của cơ quan, cá nhân mỗi nước trên lãnh thổ của nhau, thúc đầy phát triển, quan hệ hợp tác quốc tế.
Tương trợ tư pháp về dân sự là để hỗ trợ cho hoạt động tố tụng dân sự. Dân sự bao gồm các vấn đề về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động.
Điều 14 Luật Tương trợ tư pháp quy định về thủ tục yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp về dân sự như sau:
- Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài tương trợ tư pháp về dân sự phải lập hồ sơ ủy thác theo quy định tại Điều 11 của Luật này và gửi cho Bộ Tư pháp. Hồ sơ ủy thác tư pháp bao gồm:
+ Văn bản của cơ quan có thẩm quyền yêu cầu tương trợ tư pháp về dân sự;
+ Văn bản ủy thác tư pháp về dân sự quy định tại Điều 12 của Luật này;
+ Giấy tờ khác theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của nước được ủy thác.
- Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ ủy thác tư pháp về dân sự, Bộ Tư pháp vào sổ ủy thác tư pháp, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và chuyển cho cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước ngoài là thành viên hoặc thông qua kênh ngoại giao. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì Bộ Tư pháp trả lại cho cơ quan đã lập hồ sơ và nêu rõ lý do. Hồ sơ ủy thác tư pháp được coi là hợp lệ khi có đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 12 Thông tư 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC như sau:
+ Hồ sơ ủy thác tư pháp đã được lập theo đúng quy định tại Điều 11 của Thông tư liên tịch này.
+ Biên lai thu phí, lệ phí và giấy tờ xác nhận đã thanh toán chi phí thực tế cho cơ quan có thẩm quyền nước ngoài theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 7 hoặc biên lai thu tiền tạm ứng chi phí thực tế tại điểm b khoản 2 Điều 7 của Thông tư liên tịch này.
- Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thông báo kết quả thực hiện ủy thác tư pháp, Bộ Tư pháp chuyển văn bản đó cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam đã gửi hồ sơ ủy thác tư pháp về dân sự.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh