2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Giám định tư pháp là việc người giám định tư pháp sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định theo quy định của Luật Giám định tư pháp.
Căn cứ theo Khoản 6, Điều 2 của Luật Giám định tư pháp năm 2012 sửa đổi, bổ sung năm 2020, Luật quy định Giám định viên tư pháp là người đủ tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên tư pháp, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm để thực hiện giám định tư pháp.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quy định chi tiết các tiêu chuẩn đối với giám định viên tư pháp ở lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý sau khi thống nhất ý kiến với Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
Giám định tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn bao gồm giám định tư pháp về trình tự, thủ tục, chất lượng, chi phí trong hoạt động về lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Vậy, giám định tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn được thực hiện như thế nào ?
Căn cứ theo Điều 14 của Thông tư số 49/2014/TT-BNNPTNT ngày 23 tháng 12 năm 2014 quy định về giám định tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về việc thực hiện giám định tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn như sau:
1. Cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp lập và gửi bên trưng cầu, yêu cầu giám định đề cương thực hiện giám định. Nội dung đề cương giám định bao gồm các nội dung cơ bản sau:
a) Các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn được áp dụng;
b) Đối tượng và phạm vi giám định;
c) Danh sách người giám định tư pháp thực hiện giám định, người được phân công chủ trì thực hiện giám định, các thông tin về năng lực của người chủ trì và các cá nhân thực hiện giám định;
d) Tên tổ chức và danh sách các cá nhân được thuê tham gia giám định (trường hợp thuê tổ chức hoặc các cá nhân khác có năng lực phù hợp theo quy định để thực hiện một hoặc một số phần việc liên quan đến nội dung giám định);
đ) Phương pháp thực hiện giám định;
e) Danh mục phòng thí nghiệm, danh mục thiết bị được sử dụng (nếu có)
g) Chi phí thực hiện giám định, thời gian dự kiến hoàn thành việc giám định;
h) Các điều kiện khác theo quy định của pháp luật để thực hiện giám định.
Trường hợp cần thiết, tổ chức, cá nhân thực hiện giám định đề nghị với bên trưng cầu, yêu cầu giám định thực hiện khảo sát sơ bộ đối tượng giám định để phục vụ công tác lập đề cương giám định, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Bên trưng cầu, yêu cầu giám định xem xét đề cương để làm cơ sở thực hiện giám định. Tuỳ theo tính chất vụ việc được trưng cầu, yêu cầu giám định, bên trưng cầu, yêu cầu giám định có thể tham khảo ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về nông nghiệp và phát triển nông thôn về các nội dung của đề cương.
3. Tổ chức, cá nhân thực hiện giám định thông báo bằng văn bản cho người trưng cầu giám định biết các thay đổi về nhân sự thực hiện giám định hoặc các thay đổi khác liên quan đến quá trình thực hiện giám định.
4. Quá trình thực hiện giám định tư pháp theo trưng cầu, yêu cầu phải tuân thủ các nguyên tắc Giám định tư pháp và được lập thành văn bản theo mẫu, gồm:
a) Mẫu biên bản giao, nhận hồ sơ, đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định (Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 49/2014/TT-BNNPTNT);
b) Mẫu biên bản mở niêm phong (Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 49/2014/TT-BNNPTNT);
c) Mẫu biên bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định (Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 49/2014/TT-BNNPTNT);
d) Mẫu kết luận giám định (Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 49/2014/TT-BNNPTNT);
đ) Mẫu biên bản bàn giao kết luận giám định (Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư 49/2014/TT-BNNPTNT).
Căn cứ theo Điều 15 của Thông tư số 49/2014/TT-BNNPTNT ngày 23 tháng 12 năm 2014 quy định về giám định tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định người trưng cầu, yêu cầu giám định có thể yêu cầu giám định bổ sung nếu nội dung kết luận giám định chưa rõ, chưa đầy đủ hoặc khi phát sinh vấn đề mới liên quan đến tình tiết của vụ án, vụ việc đã được kết luận giám định trước đó. Việc trưng cầu, yêu cầu giám định bổ sung được thực hiện như giám định lần đầu.
Việc giám định lại được thực hiện trong trường hợp có căn cứ cho rằng kết luận giám định lần đầu không chính xác hoặc trong trường hợp đặc biệt, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định việc giám định lại sau khi đã có kết luận của Hội đồng giám định.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh