2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Công chứng viên là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật Công chứng năm 2014, được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm để hành nghề công chứng. Công chứng viên là người chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch, bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt; chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản.
Công chứng viên cung cấp dịch vụ công do Nhà nước ủy nhiệm thực hiện nhằm bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên tham gia hợp đồng, giao dịch; phòng ngừa tranh chấp; góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức; ổn định và phát triển kinh tế – xã hội.
Vậy, để trở thành công chứng viên, người có nhu cầu phải đáp ứng các tiêu chuẩn gì ?
Căn cứ theo Điều 8 của Luật Công chứng số 53/2014/QH13 ngày 20 tháng 06 năm 2014 (gọi tắt là Luật Công chứng năm 2014), Luật quy định như sau:
“Điều 8. Tiêu chuẩn công chứng viên
Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được xem xét, bổ nhiệm công chứng viên:
1. Có bằng cử nhân luật;
2. Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật;
3. Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng quy định tại Điều 9 của Luật này hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật này;
4. Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng;
5. Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng.”
Từ quy định trên, có thể thấy Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt được xem xét, bổ nhiệm công chứng viên khi có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
Cử nhân là thuật ngữ để chỉ những sinh viên đã tốt nghiệp chương trình đại học của mỗi quốc gia. Thông thường, mỗi cá nhân phải mất một khoảng thời gian học tập theo chương trình đào tạo của mỗi trường thì mới có thể trở thành cử nhân đại học.
Thời gian học tập này thường sẽ kéo dài khoảng bốn năm. Bên cạnh đó, thời gian đào tạo của một số trường có thể kéo dài hơn bốn năm.
Bằng cử nhân là một loại bằng nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân. Bằng cử nhân được cấp cho những sinh viên đã tốt nghiệp đại học. Bên cạnh đó, thời gian đào tạo để được cấp bằng cử nhân phụ thuộc vào từng lĩnh vực, trình độ của sinh viên theo học.
Vậy, bằng cử nhân Luật được hiểu là bằng nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, được cấp cho các sinh viện Luật đã tốt nghiệp đại học ngành Luật. Với thời gian đào tạo dài khoảng bốn năm. Bên cạnh đó, thời gian đào tạo của một số trường có thể kéo dài hơn bốn năm.
Theo Luật Công chứng thì một trong những tiêu chuẩn để trở thành công chứng viên là phải có thời gian công tác pháp luật. Thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật. Thời gian công tác pháp luật được hiểu là tổng thời gian mà cá nhân đảm nhận các chức vụ có liên quan đến Luật (Công chứng, Tư vấn Luật, Tố tụng, Viện Kiểm sát, Tòa án, Điều tra, Pháp chế,…).
Đã tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng
+ Hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng 03 tháng đối với những người được miễn đào tạo nghề công chứng theo quy định tại Khoản 1, Điều 10 Luật công chứng năm 2014 bao gồm: người đã có thời gian làm thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên từ 05 năm trở lên; luật sư đã hành nghề từ 05 năm trở lên; giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sĩ luật; người đã là thẩm tra viên cao cấp ngành tòa án, kiểm tra viên cao cấp ngành kiểm sát; chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật.
+ Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng kéo dài trong 12 tháng sau khi có bằng cử nhân luật đối với những trường hợp không được miễn đào tạo nghề công chứng kể trên. Người có bằng cử nhân luật được tham dự khóa đào tạo nghề công chứng tại cơ sở đào tạo nghề công chứng. Người hoàn thành chương trình đào tạo nghề công chứng được cơ sở đào tạo nghề công chứng cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng.
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 11, Luật công chứng năm 2014 thì: “Người có giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng hoặc giấy chứng nhận bồi dưỡng nghề công chứng phải tập sự hành nghề tại một tổ chức hành nghề công chứng. Người tập sự có thể tự liên hệ với một tổ chức hành nghề công chứng đủ điều kiện nhận tập sự về việc tập sự tại tổ chức đó; trường hợp không tự liên hệ được thì đề nghị Sở Tư pháp ở địa phương nơi người đó muốn tập sự bố trí tập sự tại một tổ chức hành nghề công chứng đủ điều kiện nhận tập sự”.
Sau khi tham gia quá trình tập sự hành nghề công chứng, người đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng là người được cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm tra tập sự hành nghề công chứng.
Công chứng viên phải tận tâm với công việc, phát huy năng lực, sử dụng kiến thức chuyên môn, các kỹ năng nghề nghiệp để bảo đảm tốt nhất tính an toàn pháp lý cho hợp đồng, giao dịch; có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết yêu cầu công chứng của cá nhân, tổ chức một cách nhanh chóng, kịp thời khi yêu cầu công chứng đó không vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội. Do đó, để hành nghề công chứng viên cần có một sức khỏe tốt trong qua trình làm việc để bảo đảm trung thực, khách quan và chính xác trong qua trình làm việc.
Như vậy, thông qua bài viết trên, Luật Hoàng Anh đã trình bày về các tiêu chuẩn của công chứng viên.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh