2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Ngày 20 tháng 6 năm 2012, tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII đã thông qua Luật Giám định tư pháp. Ngày 02 tháng 7 năm 2012, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký Lệnh công bố Luật Giám định tư pháp và luật sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.
Luật Giám định tư pháp đặt ra những nhiệm vụ mới trong quản lý nhà nước về giám định tư pháp như: Tập trung đầu tư cho một số lĩnh vực giám định tư pháp để đáp ứng yêu cầu thường xuyên của hoạt động tố tụng; sắp xếp, đổi mới hệ thống tổ chức pháp y, pháp y tâm thần; thực hiện xã hội hóa đối với các lĩnh vực có nhu cầu giám định không lớn, không thường xuyên; mở rộng quyền được yêu cầu giám định tạo điều kiện cho các đương sự trong các vụ việc dân sự, vụ án hành chính chủ động thu thập chứng cứ chứng minh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, góp phần thực thi có hiệu quả chủ trương mở rộng dân chủ, tăng cường tranh tụng tại phiên tòa theo tinh thần cải cách tư pháp của Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị. Để triển khai thực hiện có hiệu quả Luật giám định tư pháp, cần thực hiện tốt nhiệm vụ cụ thể sau:
1. Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức phổ biến, quán triệt, tập huấn nội dung Luật Giám định tư pháp.
2. Tổ chức 02 Hội nghị triển khai thi hành Luật tại khu vực phía Bắc và phía Nam để giới thiệu nội dung cơ bản của Luật và những việc mà các Bộ, ngành và địa phương cần phải triển khai thực hiện.
3. Tổ chức Hội nghị giao ban chuyên đề quán triệt Luật giám định tư pháp và thống nhất các nội dung cần triển khai thực hiện được quy định trong Luật thuộc thẩm quyền của các Bộ, ngành.
4. Tổ chức giới thiệu, phổ biến nội dung của Luật bằng các hình thức phù hợp với từng đối tượng: biên soạn, phát hành các tài liệu phổ biến, giới thiệu Luật; phối hợp với các cơ quan báo chí tổ chức thực hiện các chuyên mục, chương trình, tin, bài phổ biến Luật, các văn bản hướng dẫn thi hành, trong đó có các cơ quan báo chí của ngành.
- Bộ Tư pháp rà soát các văn bản pháp luật về tố tụng, các văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Chính phủ và của Bộ Tư pháp liên quan đến tổ chức và hoạt động giám định tư pháp.
- Các Bộ, ngành rà soát các văn bản pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ, ngành mình liên quan đến tổ chức, hoạt động giám định tư pháp.
1. Xây dựng Nghị định quy định chi tiết và các biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp.
- Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các điều, khoản mà Chính phủ được giao hướng dẫn: Điều 12 về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, chế độ làm việc của tổ chức giám định tư pháp công lập; Điều 37 về chế độ đối với người giám định tư pháp; Điều 38 về chính sách đối với tổ chức giám định tư pháp ngoài công lập.
- Hướng dẫn những nội dung cần thiết khác của Luật để đáp ứng yêu cầu về tổ chức, hoạt động và quản lý nhà nước về giám định tư pháp.
2. Ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện Luật Giám định tư pháp.
Bộ Y tế, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các Bộ, ngành ban hành văn bản pháp luật được giao trong Luật hoặc văn bản pháp luật hướng dẫn về lĩnh vực giám định thuộc thẩm quyền quản lý của mình về các nội dung sau đây:
- Hướng dẫn về tiêu chuẩn giám định viên tư pháp ở từng lĩnh vực;
- Quy định quy chuẩn chuyên môn hoặc hướng dẫn áp dụng quy chuẩn chuyên môn cho hoạt động giám định tư pháp theo yêu cầu và đặc thù của lĩnh vực giám định thuộc thẩm quyền quản lý;
- Quy định biểu mẫu về giám định tư pháp;
- Quy định về điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện giám định cho tổ chức giám định tư pháp công lập trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần;
- Quy định về điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện giám định cho tổ chức giám định tư pháp công lập trong lĩnh vực kỹ thuật hình sự;
- Quy định các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện giám định phục vụ cho việc thành lập Văn phòng giám định tư pháp;
- Hướng dẫn Pháp lệnh về chi phí giám định, định giá; chi phí người làm chứng, người phiên dịch.
3. Xây dựng, ban hành các văn bản về chế độ, chính sách để thu hút chuyên gia, tổ chức có năng lực tham gia hoạt động giám định tư pháp ở địa phương
Căn cứ vào khả năng, điều kiện thực tế ở địa phương, Sở Tư pháp tham mưu cho cơ quan có thẩm quyền ở địa phương xây dựng văn bản về chế độ, chính sách để thu hút chuyên gia, tổ chức có năng lực tham gia hoạt động giám định tư pháp theo quy định tại khoản 3 Điều 38 của Luật Giám định tư pháp.
Rà soát, tăng cường đội ngũ giám định viên tư pháp; củng cố, kiện toàn các tổ chức giám định tư pháp công lập, bảo đảm kinh phí cho các tổ chức giám định tư pháp công lập; chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai thực hiện việc thẩm định hồ sơ xin phép thành lập và đăng ký hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp.
Kiểm tra và sơ kết 03 năm thực hiện Luật Giám định tư pháp
1. Tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện Luật Giám định tư pháp tại một số bộ, ngành, địa phương phục vụ sơ kết 03 năm thực hiện Luật.
2. Tổ chức Hội nghị sơ kết 03 năm thực hiện Luật Giám định tư pháp.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh