2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Bộ Tư pháp phối hợp với Liên đoàn luật sư Việt Nam và các bộ, ngành liên quan xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật luật sư. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật luật sư đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 20 tháng 11 năm 2012. Ngày 03 tháng 12 năm 2012, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã ký Lệnh số 22/2012/L-CTN công bố Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật luật sư.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật luật sư sửa đổi 33 điều, bổ sung 01 điều và bỏ 03 điều. Cụ thể:
- Chương I: Những quy định chung
Sửa đổi, bổ sung 03 điều gồm Điều 3: Chức năng xã hội của luật sư, Điều 6: Nguyên tắc quản lý luật sư và hành nghề luật sư và Điều 9: Các hành vi bị nghiêm cấm và bãi bỏ Điều 8: Khuyến khích hoạt động trợ giúp pháp lý miễn phí.
- Chương II: Luật sư
Sửa đổi, bổ sung 09 điều bao gồm Điều 12: Đào tạo nghề luật sư, Điều 14: Tập sự hành nghề luật sư, Điều 15: Kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư, Điều 16: Người được miễn, giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư, Điều 17: Cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư, Điều 18: Thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư, Điều 19: Cấp lại Chứng chỉ hành nghề luật sư, Điều 20: Gia nhập Đoàn luật sư và Điều 21: Quyền, nghĩa vụ của luật sư.
- Chương III: Hành nghề luật sư
Sửa đổi, bổ sung 08 điều bao gồm Điều 23: Hình thức hành nghề của luật sư, Điều 27: Hoạt động tham gia tố tụng của luật sư, Điều 32: Hình thức tổ chức hành nghề luật sư, điều kiện thành lập tổ chức hành nghề luật sư, Điều 39: Quyền của tổ chức hành nghề luật sư, Điều 40: Nghĩa vụ của tổ chức hành nghề luật sư, Điều 45: Hợp nhất, sáp nhập và chuyển đổi hình thức tổ chức hành nghề luật sư, Điều 49: Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân, Điều 50: Đăng ký hành nghề luật sư với tư cách cá nhân và bãi bỏ Điều 52: Quyền, nghĩa vụ của luật sư hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng dịch vụ pháp lý.
- Chương V: Tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư
Sửa đổi, bổ sung 04 điều bao gồm Điều 60: Đoàn luật sư, Điều 61: Nhiệm vụ, quyền hạn của Đoàn luật sư, Điều 65: Nhiệm vụ, quyền hạn của Liên đoàn luật sư Việt Nam, Điều 67: Điều lệ của Liên đoàn luật sư Việt Nam và bãi bỏ Điều 63: Điều lệ Đoàn luật sư.
- Chương VI: Hành nghề của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, luật sư nước ngoài tại Việt Nam
Sửa đổi, bổ sung 07 điều bao gồm Điều 68: Điều kiện hành nghề của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, Điều 69: Hình thức hành nghề của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, Điều 70: Phạm vi hành nghề của tổ chức luật sư nước ngoài, Điều 72: Công ty luật nước ngoài, Điều 74: Điều kiện hành nghề của luật sư nước ngoài, Điều 76: Phạm vi hành nghề của luật sư nước ngoài, Điều 82: Cấp, gia hạn Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam cho luật sư nước ngoài.
- Chương VIII: Quản lý hành nghề luật sư
Sửa đổi, bổ sung Điều 83: Trách nhiệm quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư.
- Chương VIII: Xử lý vi phạm, giải quyết tranh chấp
Sửa đổi Điều 89: Xử lý vi phạm đối với luật sư và bổ sung Điều 92a: Điều khoản chuyển tiếp.
Triển khai thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật luật sư , các cấp các ngành hữu quan đều cùng và sẽ thực hiện các nội dung sau:
1. Xây dựng Kế hoạch triển khai thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư
2. Tuyên truyền, phổ biến về các nội dung cơ bản của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư
- Tổ chức phổ biến, quán triệt, tập huấn các nội dung cơ bản của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư.
-Tổ chức giới thiệu, phổ biến Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật luật sư bằng các hình thức phù hợp với từng đối tượng, địa bàn: Biên soạn, phát hành các tài liệu phổ biến, giới thiệu Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư; phối hợp với các cơ quan báo chí tổ chức thực hiện các chuyên mục, chương trình, tin, bài phổ biến Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật luật sư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
3. Tổ chức rà soát văn bản quy phạm pháp luật, lập danh mục các văn bản cần sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ hoặc bãi bỏ để phù hợp với Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư.
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ tổ chức rà soát, lập danh mục các văn bản cần sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ hoặc bãi bỏ do mình chủ trì soạn thảo để phù hợp với Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật luật sư và gửi kết quả thực hiện về Bộ Tư pháp để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
- Đề nghị Viện kiểm sát nhân dân tối cao tổ chức rà soát, lập danh mục các văn bản về tố tụng hình sự cần sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ hoặc bãi bỏ do mình chủ trì soạn thảo để phù hợp với Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật luật sư và gửi kết quả thực hiện về Bộ Tư pháp để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
- Đề nghị Tòa án nhân dân tối cao tổ chức rà soát, lập danh mục các văn bản về tố tụng dân sự, tố tụng hành chính cần sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ hoặc bãi bỏ do mình chủ trì soạn thảo để phù hợp với Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật luật sư và gửi kết quả thực hiện về Bộ Tư pháp để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
- Liên đoàn luật sư Việt Nam rà soát các văn bản, quy chế,… sửa đổi, bổ sung phù hợp với Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư.
4. Xây dựng các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư
- Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư.
- Thông tư hướng dẫn một số điều của Luật Luật sư và Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Luật sư và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư.
- Thông tư thay thế Thông tư số 21/2010/TT-BTP ngày 01/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành Quy chế tập sự hành nghề luật sư.
- Thông tư quy định chế độ bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ của luật sư.
- Sửa đổi, bổ sung Thông tư quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí trong lĩnh vực luật sư.
- Thông tư liên tịch giữa Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp về cơ chế tài chính hỗ trợ cho việc bồi dưỡng luật sư, đào tạo nghề luật sư và hoạt động của Đoàn luật sư các tỉnh đặc biệt khó khăn.
- Thông tư liên tịch giữa Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an và Bộ Tư pháp hướng dẫn về việc tham gia tố tụng của luật sư
- Xây dựng Thông tư hướng dẫn về việc thành lập cơ sở đào tạo nghề luật sư.
- Xây dựng Chương trình khung đào tạo nghề luật sư.
5. Nâng cao tự quản của tổ chức xã hội – nghề nghiệp của luật sư, tăng cường quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư.
- Tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, giám sát nhằm nâng cao chất lượng tập sự hành nghề luật sư, chất lượng hành nghề luật sư.
- Sửa đổi, bổ sung Điều lệ Liên đoàn luật Việt Nam.
- Xây dựng và thực hiện Kế hoạch thanh tra, kiểm tra về tập sự hành nghề luật sư, tổ chức và hoạt động luật sư, tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của luật sư theo yêu cầu quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh