2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Theo Luật Luật sư, công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ đại học luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khoẻ bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể trở thành luật sư.
Luật Luật sư quy định người muốn được hành nghề luật sư phải có Chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập một Đoàn luật sư. Quy định này nhằm bảo đảm tính chuyên nghiệp của nghề luật sư, phòng ngừa tình trạng những người không có đủ tiêu chuẩn, điều kiện vẫn thực hiện dịch vụ pháp lý như luật sư, góp phần bảo vệ lợi ích của cá nhân, tổ chức và xã hội, tăng cường quản lý về hành nghề luật sư.
Nguyên tắc quản lý luật sư và hành nghề luật sư được thực hiện theo nguyên tắc kết hợp quản lý nhà nước với chế độ tự quản của tổ chức xã hội – nghề nghiệp của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư. Tổ chức xã hội – nghề nghiệp của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư thực hiện quản lý luật sư và hành nghề luật sư của tổ chức mình theo quy định của Luật Luật sư, Điều lệ của Liên đoàn luật sư Việt Nam và Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam. Nhà nước thống nhất quản lý về luật sư và hành nghề luật sư theo quy định của Luật Luật sư.
Như vậy, quản lý luật sư và hành nghề luật sư gồm hoạt động quản lý nhà nước, hoạt động này là thống nhất và do Nhà nước thực hiện và hoạt động quản lý của tổ chức xã hội – nghề nghiệp của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư. Do đặc thù nghề nghiệp luật sư, nhà nước quy định nguyên tắc kết hợp quản lý nhà nước với chế độ tự quản của tổ chức xã hội – nghề nghiệp của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư. Hai hoạt động quản lý này thống nhất với nhau đảm bảo sự tuân thủ của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư đối với Hiến pháp và pháp luật, đồng thời đảm bảo luật sư, tổ chức hành nghề luật sư tuân theo quy tắc đạo đức nghề nghiệp.
Căn cứ theo Điều 83 của Luật Luật sư số 65/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006, được sửa đổi, bổ sung bởi Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư số 20/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012 (gọi tắt là Luật Luật sư năm 2006, sửa đổi, bổ sung năm 2012), quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư như sau:
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư.
2. Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư và có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Xây dựng, trình Chính phủ quyết định chiến lược phát triển nghề luật sư, ban hành chính sách hỗ trợ cho Đoàn luật sư các tỉnh đặc biệt khó khăn và các chính sách khác hỗ trợ phát triển nghề luật sư
b) Xây dựng, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành pháp luật về luật sư;
c) Cấp phép thành lập cơ sở đào tạo nghề luật sư; quy định chương trình khung đào tạo nghề luật sư; quy định chế độ bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ của luật sư; phối hợp với Bộ Tài chính quy định học phí đào tạo nghề luật sư; quản lý, tổ chức việc bồi dưỡng, đào tạo nghề luật sư;
d) Cấp, thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư;
đ) Cấp, thu hồi, gia hạn Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam cho luật sư nước ngoài;
e) Cấp, thu hồi Giấy phép thành lập tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam;
g) Tổng kết, báo cáo Chính phủ về tổ chức luật sư và hành nghề luật sư;
h) Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo về tổ chức luật sư và hành nghề luật sư; tổ chức và hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, luật sư nước ngoài tại Việt Nam;
i) Thực hiện các biện pháp hỗ trợ phát triển nghề luật sư;
k) Quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế về luật sư;
l) Đình chỉ việc kiểm tra, hủy bỏ kết quả kiểm tra tập sự hành nghề luật sư khi phát hiện vi phạm pháp luật nghiêm trọng theo quy định của Luật Luật sư và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
m) Đình chỉ thi hành và yêu cầu sửa đổi nghị quyết, quyết định, quy định của Liên đoàn luật sư Việt Nam trái với quy định của Luật Luật sư;
n) Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật Luật sư.
3. Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư.
4. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư tại địa phương và có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Cho phép thành lập Đoàn luật sư; quyết định việc giải thể Đoàn luật sư sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ trưởng Bộ Tư pháp;
b) Phê duyệt đề án tổ chức đại hội của Đoàn luật sư;
c) Tổ chức cấp, thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam, tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam;
d) Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo về tổ chức, hoạt động của Đoàn luật sư, tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam, tổ chức và hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, luật sư nước ngoài tại địa phương;
đ) Đình chỉ thi hành và yêu cầu sửa đổi những nghị quyết, quyết định, quy định của Đoàn luật sư trái với quy định của Luật Luật sư;
e) Định kỳ báo cáo Bộ Tư pháp về tình hình tổ chức luật sư và hành nghề luật sư Việt Nam, tổ chức và hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, luật sư nước ngoài tại địa phương;
g) Thực hiện các biện pháp hỗ trợ phát triển nghề luật sư tại địa phương;
h) Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Sở Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư tại địa phương.
Căn cứ theo Điều 83 của Luật Luật sư số 65/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006, được sửa đổi, bổ sung bởi Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư số 20/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012 (gọi tắt là Luật Luật sư năm 2006, sửa đổi, bổ sung năm 2012), quy định trách nhiệm Tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư thực hiện tự quản luật sư và hành nghề luật sư theo quy định của Luật Luật sư và Điều lệ của mình. Tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước trong việc quản lý luật sư và hành nghề luật sư.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh