Trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ của luật sư ?(P2)

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:55 (GMT+7)

Bài viết trình bày về Trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ của luật sư

Luật sư có nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định. Bộ Tư pháp quy định đối tượng, thời gian, hình thức, nội dung bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ; hình thức xử lý đối với luật sư vi phạm nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ.

Về nguyên tắc thực hiện bồi dưỡng phải bảo đảm đúng, đủ thời gian, nội dung, chương trình và chất lượng bồi dưỡng và bảo đảm trách nhiệm, hiệu quả của việc thực hiện nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng.

Vậy, những tổ chức, cơ quan nào có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ của luật sư ?

Ở phần 1, Luật Hoàng Anh đã trình bày về trách nhiệm của Luật sư, tổ chức hành nghề luật sư và tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư. Sau đây, Luật Hoàng Anh xin trình bày tiếp về trách nhiệm của các tổ chức, cơ quan thực hiện nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ của luật sư.

Trách nhiệm của cơ sở đào tạo nghề luật sư

Căn cứ theo Điều 12 của Thông tư số 02/2019/TT-BTP ngày 15 tháng 03 năm 2019 quy định nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ của luật sư, Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định cơ sở đào tạo nghề luật sư có trách nhiệm như sau:

1. Hàng năm xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, báo cáo Bộ Tư pháp và tổ chức thực hiện bồi dưỡng đúng kế hoạch, cấp Giấy chứng nhận tham gia bồi dưỡng theo mẫu quy định của Thông tư 02/2019/TT-BTP; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả bồi dưỡng do mình thực hiện; thu, quản lý và sử dụng chi phí thực hiện bồi dưỡng theo quy định của pháp luật.

2. Đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo nghề luật sư kế hoạch bồi dưỡng hàng năm của cơ sở đào tạo nghề luật sư trước ngày 15/01, việc bồi dưỡng và chương trình bồi dưỡng của cơ sở đào tạo nghề luật sư chậm nhất là 05 ngày làm việc trước ngày thực hiện bồi dưỡng. Trong trường hợp có sửa đổi, bổ sung kế hoạch bồi dưỡng thì cơ sở đào tạo nghề luật sư báo cáo Bộ Tư pháp và đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo nghề luật sư về nội dung sửa đổi, bổ sung chậm nhất là 30 ngày trước ngày thực hiện bồi dưỡng.

3. Gửi Bộ Tư pháp báo cáo kết quả thực hiện bồi dưỡng, danh sách luật sư tham gia bồi dưỡng trong năm và kế hoạch bồi dưỡng của năm tiếp theo trước ngày 31/12 hàng năm.

Trách nhiệm của Sở Tư pháp

Căn cứ theo Điều 13 của Thông tư số 02/2019/TT-BTP ngày 15 tháng 03 năm 2019 quy định nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ của luật sư, Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định Sở Tư pháp có trách nhiệm như sau:

1. Theo dõi, giám sát, tổng kết, đánh giá việc thực hiện bồi dưỡng luật sư tại địa phương.

2. Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm về bồi dưỡng của luật sư theo quy định của pháp luật.

3. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc đình chỉ, hủy bỏ việc thực hiện bồi dưỡng của Đoàn luật sư không đúng với kế hoạch bồi dưỡng.

4. Trong trường hợp tổ chức tập huấn, hội thảo, tọa đàm Tham gia và hoàn thành khóa bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về luật sư và hành nghề luật sư ở nước ngoài, Sở Tư pháp có trách nhiệm sau đây:

a) Gửi Bộ Tư pháp chương trình, kế hoạch tập huấn, hội thảo, tọa đàm trước ngày tổ chức và đăng tải trên trang thông tin điện tử của Sở Tư pháp;

b) Có văn bản xác nhận về việc luật sư tham gia tập huấn, hội thảo, tọa đàm do mình thực hiện, trong đó có đầy đủ thông tin theo mẫu Giấy chứng nhận tham gia bồi dưỡng được quy định tại Thông tư 02/2019/TT-BTP.

Trách nhiệm của Bộ Tư pháp

Theo Điều 14 của Thông tư số 02/2019/TT-BTP ngày 15 tháng 03 năm 2019 quy định nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ của luật sư, Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định Bộ Tư pháp có trách nhiệm như sau:

1. Bộ Tư pháp giúp Chính phủ quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư có trách nhiệm sau đây:

a) Theo dõi, tổng kết, đánh giá việc thực hiện bồi dưỡng trên phạm vi toàn quốc;

b) Có ý kiến, đình chỉ hoặc hủy bỏ, không công nhận việc thực hiện bồi dưỡng của cơ quan, tổ chức thực hiện bồi dưỡng không đúng với kế hoạch bồi dưỡng hoặc có nội dung trái quy định của pháp luật;

c) Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo về bồi dưỡng của luật sư theo quy định của pháp luật.

2. Trách nhiệm của Cục Bổ trợ tư pháp:

a) Giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp thực hiện quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư liên quan đến việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của luật sư;

b) Trong trường hợp tổ chức tập huấn, hội thảo, tọa đàm Tham gia và hoàn thành khóa bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về luật sư và hành nghề luật sư ở nước ngoài, Cục Bổ trợ tư pháp có trách nhiệm đăng tải trên trang thông tin điện tử của Cục Bổ trợ tư pháp kế hoạch tập huấn, hội thảo, tọa đàm trước ngày tổ chức; có văn bản xác nhận về việc luật sư tham gia tập huấn, hội thảo, tọa đàm do mình thực hiện, trong đó có đầy đủ thông tin theo mẫu Giấy chứng nhận tham gia bồi dưỡng được quy định tại Thông tư 02/2019/TT-BTP.

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư