2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Khác với luật dân sự, luật hình sự mang tính lãnh thổ rất triệt để. Luật hình sự của mỗi quốc gia có hiệu lực đối với tội phạm xảy ra trên lãnh thổ nước mình, không kể người phạm tội đó là công dân của quốc gia hay người nước ngoài, người không quốc tịch. Theo nguyên tắc này, rất khó để một quốc gia có thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những đối tượng không ở trong phạm vi lãnh thổ nước mình nếu như không có sự giúp đỡ, hợp tác của các quốc gia khác. Chính vì vậy, hoạt động tương trợ tư pháp về hình sự giữ vai trò hết sức quan trọng trong quan hệ giữa các nước từ trước tới nay và đặc biệt là trong quá trình đấu tranh phòng chống tội phạm quốc tế. Theo đó, Cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thực hiện tương trợ tư pháp thông qua hình thức ủy thác tư pháp. Vậy hồ sơ ủy thác tư pháp của nước ngoài được quy định thế nào? Quy trình nhận và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ được quy định ra sao? Hãy cùng Luật Hoàng Anh tìm hiểu qua bài viết sau.
Tại các văn bản pháp luật hiện hành chưa đưa ra định nghĩa cụ thể về tương trợ tư pháp về hình sự, tuy nhiên có thể khái chung chung về tương trợ tư pháp về hình sự như sau:
Tương trợ tư pháp về hình sự là việc các quốc gia giúp đỡ, hỗ trợ nhau trong việc điều tra, truy tố hoặc các thủ tục tố tụng khác trong các vấn đề về hình sự thông qua các cơ quan có thẩm quyền của mỗi quốc gia trên cơ sở điều ước quốc tế song phương hoặc đa phương mà các quốc gia ký kết hoặc tham gia hoặc nguyên tắc “có đi có lại”.
Ủy thác tư pháp là yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thực hiện một hoặc một số hoạt động tương trợ tư pháp theo quy định của pháp luật nước có liên quan hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Điều 20 Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC quy định về trình tự, thủ tục và thời hạn thực hiện ủy thác tư pháp của nước ngoài như sau:
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ ủy thác tư pháp của nước ngoài, cơ quan có thẩm quyền Việt Nam vào sổ hồ sơ ủy thác tư pháp và thực hiện một trong các công việc sau đây:
+ Tiến hành tiếp nhận để thực hiện ủy thác tư pháp trong trường hợp vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết;
+ Trả lại hồ sơ cho Bộ Tư pháp trong trường hợp vụ việc không thuộc thẩm quyền giải quyết;
+ Trường hợp cần bổ sung thông tin, tài liệu liên quan hoặc việc thực hiện ủy thác làm phát sinh chi phí thực tế, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày xác định được thông tin, tài liệu cần bổ sung hoặc chi phí thực tế phát sinh, cơ quan có thẩm quyền Việt Nam có trách nhiệm gửi văn bản thông báo cho cơ quan có thẩm quyền nước ngoài để bổ sung thông tin, tài liệu theo quy trình tại Điều 21 hoặc nộp chi phí thực tế theo quy trình tại Điều 9 của Thông tư liên tịch này.
- Cơ quan có thẩm quyền Việt Nam áp dụng các phương thức sau đây để thực hiện ủy thác tư pháp của nước ngoài:
+ Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự và pháp luật về thi hành án dân sự tương tự như các vụ việc trong nước;
+ Theo phương thức đặc biệt trên cơ sở yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài. Trường hợp các cơ quan có thẩm quyền tại Điều 4 của Thông tư liên tịch này đã quyết định áp dụng pháp luật nước ngoài nhưng phương thức đặc biệt không thực hiện được trên thực tế thì cơ quan có thẩm quyền thực hiện phải thông báo lại ngay cho Bộ Tư pháp để trả lời cho cơ quan có thẩm quyền nước ngoài theo quy trình trả kết quả thực hiện ủy thác tư pháp của nước ngoài.
- Cơ quan có thẩm quyền Việt Nam thực hiện ủy thác tư pháp của nước ngoài trong thời hạn mà cơ quan có thẩm quyền nước ngoài yêu cầu theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền nước ngoài không xác định thời hạn thực hiện thì thời hạn này không quá 90 ngày kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền Việt Nam nhận được hồ sơ từ Bộ Tư pháp. Quá thời hạn nêu trên, cơ quan có thẩm quyền Việt Nam vẫn chưa thực hiện được ủy thác tư pháp thì cơ quan này phải thông báo lại cho Bộ Tư pháp và nêu rõ lý do.
- Trường hợp việc thực hiện ủy thác tư pháp của nước ngoài làm phát sinh chi phí thực tế, cơ quan có thẩm quyền Việt Nam chỉ thực hiện sau khi đã thu đủ chi phí thực tế.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh