2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Có thể thấy trong xu thế toàn cầu hóa ngày nay, trên lãnh thổ của mỗi quốc gia ngày càng xuất hiện nhiều người nước ngoài đến cư trú, làm ăn và sinh sống. Trong quan hệ giữa các cá nhân, tổ chức nước ngoài với các cá nhân, tổ chức trong nước đã làm phát sinh các tranh chấp, yêu cầu cần được giải quyết kịp thời. Để tòa án mỗi nước giải quyết tốt những vụ việc, vụ án có yếu tố nước ngoài đòi hỏi có sự tương trợ, giúp đỡ của Tòa án và cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài. Vì vậy tương trợ tư pháp là đòi hỏi tất yếu, khách quan của sự phát triển ngày càng mạnh mẽ về nhiều mặt trong quan hệ giữa các quốc gia cũng như tòa án của các nước. Nó bảo đảm cho việc xét xử, thi hành án đươc thực hiện một cách hiệu quả từ đó giúp bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân. Một hình thức để thực hiện tương trợ tư pháp đó chính là ủy thác tư pháp. Vậy pháp luật hiện hành quy định thế nào về ủy thác tư pháp? Hãy cùng Luật Hoàng Anh tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Trên cơ sở quy định pháp luật trong nước, các Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết và thực tiện tương trợ tư pháp với các nước có thể thấy tương trợ tư pháp tại Việt Nam được hiểu như sau:
Tương trợ tư pháp là việc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền của các nước khác nhau trợ giúp lẫn nhau thực hiện các hành vi tố tụng tư pháp riêng bệt theo những trình tự, thủ tục, thể thức nhất định để thi hành pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước, của cơ quan, cá nhân mỗi nước trên lãnh thổ của nhau, thúc đầy phát triển, quan hệ hợp tác quốc tế.
Điều 6 Luật Tương trợ tư pháp 2007 quy định về như sau:
“1. Uỷ thác tư pháp là yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài về việc thực hiện một hoặc một số hoạt động tương trợ tư pháp theo quy định của pháp luật nước có liên quan hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
2. Tương trợ tư pháp được thực hiện trên cơ sở yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thông qua ủy thác tư pháp.”
Như vậy, việc ủy thác tư pháp chính là một hình thức nhằm thể hiện sự tương trợ tư pháp được thể hiện trên cơ sở yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài đối với một cơ quan tư pháp tương ứng của nước khác. Theo đó, ủy thác tư pháp là yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài về việc thực hiện một hoặc một số hoạt động tương trợ tư pháp theo quy định của pháp luật nước có liên quan hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Lưu ý: Trình tự thực hiện uỷ thác tư pháp phải tuân theo pháp luật của nước được yêu cầu hoặc quy định của điều ước quốc tế mà các nước hữu quan tham gia. Điều kiện để thực hiện uỷ thác tư pháp đó là tuân thủ nguyên tắc có đi có lại và việc thực hiện uỷ thác tư pháp không được vi phạm chủ quyền an nỉnh quốc gia của nước được yêu cầu. Những vấn đề này sẽ được Luật Hoàng Anh làm rõ trong nội dung những bài viết tiếp theo.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh