2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Theo Điều 2 của Luật Trợ giúp pháp lý số 11/2017/QH14 ngày 20 tháng 6 năm 2017 (gọi tắt là Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017), Luật quy định Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý trong vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017, góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật.
Theo Điều 30 của Luật Trợ giúp pháp lý số 11/2017/QH14 ngày 20 tháng 6 năm 2017 (gọi tắt là Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017), Luật quy định yêu cầu trợ giúp pháp lý chỉ được thụ lý khi có vụ việc cụ thể liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý và phù hợp với quy định của Luật Trợ giúp pháp lý.
+ Người tiếp nhận yêu cầu phải kiểm tra các nội dung có liên quan đến yêu cầu trợ giúp pháp lý và trả lời ngay cho người yêu cầu về việc hồ sơ đủ điều kiện để thụ lý hoặc phải bổ sung giấy tờ, tài liệu có liên quan.
+ Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý phải từ chối thụ lý và thông báo rõ lý do bằng văn bản cho người yêu cầu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Yêu cầu trợ giúp pháp lý không đáp ứng quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý và phù hợp với quy định của Luật Trợ giúp pháp lý;
b) Yêu cầu trợ giúp pháp lý có nội dung trái pháp luật;
c) Người được trợ giúp pháp lý đã chết;
d) Vụ việc đang được một tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý khác thụ lý, giải quyết.
Khi yêu cầu trợ giúp pháp lý đủ điều kiện thụ lý (bao gồm trường hợp thụ lý ngay), tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, Chi nhánh của Trung tâm (sau đây viết tắt là Chi nhánh) vào Sổ thụ lý, theo dõi vụ việc trợ giúp pháp lý theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư số 12/2018/TT-BTP.
Thời điểm thụ lý được tính từ khi vụ việc trợ giúp pháp lý được ghi vào Sổ thụ lý, theo dõi vụ việc trợ giúp pháp lý.
Căn cứ theo Điều 34 của Luật Trợ giúp pháp lý số 11/2017/QH14 ngày 20 tháng 6 năm 2017 (gọi tắt là Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017), Luật quy định về việc phối hợp xác minh vụ việc trợ giúp pháp lý như sau:
+ Trường hợp cần xác minh các tình tiết, sự kiện có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý ở địa phương khác thì tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý đã thụ lý vụ việc yêu cầu tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý nơi cần xác minh phối hợp thực hiện. Yêu cầu xác minh phải bằng văn bản, nêu rõ nội dung cần xác minh và thời hạn trả lời.
+ Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý được yêu cầu xác minh có trách nhiệm thực hiện xác minh trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu và gửi kết quả bằng văn bản kèm theo giấy tờ, tài liệu có liên quan cho tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý yêu cầu; trường hợp không thể xác minh được nội dung theo yêu cầu thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
+ Văn bản yêu cầu xác minh, văn bản thông báo kết quả thực hiện và giấy tờ, tài liệu có liên quan phải được lưu trong hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý.
Căn cứ theo Điều 35 của Luật Trợ giúp pháp lý số 11/2017/QH14 ngày 20 tháng 6 năm 2017 (gọi tắt là Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017), Luật quy định trường hợp yêu cầu trợ giúp pháp lý không đáp ứng điều kiện là người được trợ giúp pháp lý đang cư trú tại địa phương và vụ việc trợ giúp pháp lý xảy ra tại địa phương, Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước chuyển yêu cầu trợ giúp pháp lý đến Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có thẩm quyền và thông báo cho người có yêu cầu biết.
Trường hợp không đủ nguồn lực thực hiện trợ giúp pháp lý, tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý chuyển yêu cầu trợ giúp pháp lý đến Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tại địa phương và thông báo cho người có yêu cầu biết.
Căn cứ theo Điều 36 của Luật Trợ giúp pháp lý số 11/2017/QH14 ngày 20 tháng 6 năm 2017 (gọi tắt là Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017), Luật quy định trong quá trình thực hiện trợ giúp pháp lý, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý kiến nghị bằng văn bản với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các vấn đề liên quan đến việc giải quyết vụ việc trợ giúp pháp lý.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị, cơ quan nhận được kiến nghị trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm trả lời bằng văn bản; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn trả lời có thể kéo dài nhưng không quá 45 ngày, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Trường hợp quá thời hạn mà cơ quan nhận được kiến nghị không trả lời thì tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý có quyền kiến nghị cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan đó xem xét, giải quyết.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh