2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Theo Luật Luật sư, công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ đại học luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khoẻ bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể trở thành luật sư.
Luật Luật sư quy định người muốn được hành nghề luật sư phải có Chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập một Đoàn luật sư. Quy định này nhằm bảo đảm tính chuyên nghiệp của nghề luật sư, phòng ngừa tình trạng những người không có đủ tiêu chuẩn, điều kiện vẫn thực hiện dịch vụ pháp lý như luật sư, góp phần bảo vệ lợi ích của cá nhân, tổ chức và xã hội, tăng cường quản lý về hành nghề luật sư.
Nguyên tắc hành nghề luật sư là tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; Tuân theo quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam; Độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan; Sử dụng các biện pháp hợp pháp để bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng; Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nghề nghiệp luật sư.
Tổ chức hành nghề luật sư bao gồm:
a) Văn phòng luật sư;
b) Công ty luật.
Tổ chức hành nghề luật sư được tổ chức, hoạt động theo quy định của Luật Luật sư và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Vậy, khi có hành vi vi phạm của Luật sư, tổ chức hành nghề luật sư thì xử lý như thế nào ?
Căn cứ theo Điều 89 của Luật Luật sư số 65/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006, được sửa đổi, bổ sung bởi Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư số 20/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012 (gọi tắt là Luật Luật sư năm 2006, sửa đổi, bổ sung năm 2012), quy định Luật sư Việt Nam vi phạm quy định của Luật Luật sư, ngoài việc bị xử lý kỷ luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm còn bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam vi phạm quy định của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Luật sư nước ngoài vi phạm Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam thì Bộ Tư pháp thông báo cho tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài đã cử luật sư đó vào hành nghề tại Việt Nam hoặc tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam đã tuyển dụng luật sư đó và tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị thu hồi hoặc xem xét không gia hạn Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam.
+ Khi phát hiện luật sư nước ngoài có hành vi vi phạm Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam thì Sở Tư pháp nơi luật sư nước ngoài hành nghề đề nghị Bộ Tư pháp thông báo cho tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài nơi cử luật sư nước ngoài vào hành nghề tại Việt Nam hoặc tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam đã tuyển dụng luật sư đó.
+ Luật sư nước ngoài có hành vi vi phạm Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam mà tái phạm thì Sở Tư pháp nơi luật sư nước ngoài hành nghề đề nghị Bộ Tư pháp xem xét thu hồi hoặc không gia hạn Giấy phép hành nghề của luật sư nước ngoài.
Căn cứ theo Điều 90 của Luật Luật sư số 65/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006, được sửa đổi, bổ sung bởi Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư số 20/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012 (gọi tắt là Luật Luật sư năm 2006, sửa đổi, bổ sung năm 2012), quy định Tổ chức hành nghề luật sư của Việt Nam, chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài tại Việt Nam vi phạm quy định của Luật Luật sư thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Căn cứ theo Điều 91 của Luật Luật sư số 65/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006, được sửa đổi, bổ sung bởi Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư số 20/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012 (gọi tắt là Luật Luật sư năm 2006, sửa đổi, bổ sung năm 2012), quy định Người có chức vụ, quyền hạn mà có hành vi xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư hoặc cản trở luật sư, tổ chức hành nghề luật sư thực hiện quyền, nghĩa vụ thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Căn cứ theo Điều 92 của Luật Luật sư số 65/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006, được sửa đổi, bổ sung bởi Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư số 20/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012 (gọi tắt là Luật Luật sư năm 2006, sửa đổi, bổ sung năm 2012), quy định cá nhân không đủ điều kiện hành nghề luật sư mà hành nghề luật sư dưới bất kỳ hình thức nào thì bị buộc phải chấm dứt hành vi vi phạm, bị phạt tiền theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Tổ chức không đủ điều kiện hành nghề luật sư mà hành nghề luật sư dưới bất kỳ hình thức nào thì bị buộc phải chấm dứt hành vi vi phạm, bị xử lý theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh