2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Hoạt động bưu chính gồm các hoạt động đầu tư, kinh doanh, cung ứng, sử dụng dịch vụ bưu chính, dịch vụ bưu chính công ích, tem bưu chính.
Căn cứ theo Khoản 3, Điều 3 của Luật Bưu chính năm 2010, Dịch vụ bưu chính là dịch vụ chấp nhận, vận chuyển và phát bưu gửi (Bưu gửi bao gồm thư, gói, kiện hàng hoá được chấp nhận, vận chuyển và phát hợp pháp qua mạng bưu chính) bằng các phương thức từ địa điểm của người gửi đến địa điểm của người nhận qua mạng bưu chính (Mạng bưu chính công cộng là mạng bưu chính do Nhà nước đầu tư và giao cho doanh nghiệp được chỉ định quản lý, khai thác), trừ phương thức điện tử.
Căn cứ theo Điều 27 của Luật Bưu chính số 49/2010/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2010 (gọi tắt là Luật Bưu chính năm 2010), Luật quy định về chất lượng dịch vụ bưu chính như sau:
Chất lượng dịch vụ bưu chính công ích được quản lý trên cơ sở quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dịch vụ bưu chính công ích do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính ban hành.
Chất lượng dịch vụ bưu chính không thuộc dịch vụ bưu chính công ích do doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công bố, áp dụng phù hợp với quy định của pháp luật về bưu chính và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Nhà nước khuyến khích doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính áp dụng tiêu chuẩn quốc tế trong lĩnh vực bưu chính.
1. Chế độ báo cáo
Căn cứ theo Điều 9 của Thông tư số 14/2018/TT-BTTTT ngày 15 tháng 10 năm 2018 quy định về quản lý chất lượng dịch vụ bưu chính, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về chế độ báo cáo chất lượng dịch vụ bưu chính như sau:
a. Hàng năm, trước ngày 01 tháng 11, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích báo cáo Bộ Thông tin và Truyền thông, chi nhánh doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo Sở Thông tin và Truyền thông tại địa phương kết quả tự kiểm tra chất lượng dịch vụ bưu chính công ích cung ứng trong năm (theo mẫu số 03, 04 Phụ lục kèm theo Thông tư này14/2018/TT-BTTTT) bằng văn bản và dưới dạng tệp dữ liệu điện tử gửi kèm theo thư điện tử.
b. Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính có trách nhiệm báo cáo cơ quan quản lý Nhà nước về chất lượng dịch vụ bưu chính trong trường hợp đột xuất theo nội dung và yêu cầu cụ thể.
c. Địa chỉ nhận báo cáo
- Tại Bộ Thông tin và Truyền thông:
Vụ Bưu chính - Bộ Thông tin và Truyền thông
Số 18 phố Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng,
Thành phố Hà Nội 10046
Email: baocaobuuchinh@mic.gov.vn.
- Tại Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Tên đơn vị, địa chỉ, hộp thư điện tử nhận báo cáo được công khai trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của Sở.
2. Lưu trữ số liệu, tài liệu
Căn cứ theo Điều 10 của Thông tư số 14/2018/TT-BTTTT ngày 15 tháng 10 năm 2018 quy định về quản lý chất lượng dịch vụ bưu chính, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về việc lưu trữ số liệu, tài liệu chất lượng dịch vụ bưu chính như sau:
Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính có trách nhiệm lưu trữ các số liệu, tài liệu đã sử dụng để xây dựng báo cáo chất lượng dịch vụ bưu chính ít nhất 01 năm kể từ ngày lập báo cáo.
Cơ quan quản lý nhà nước về bưu chính có trách nhiệm lưu trữ các số liệu, tài liệu kiểm tra, báo cáo kết quả kiểm tra ít nhất 02 năm kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra.
1. Công khai thông tin của cơ quan quản lý nhà nước
Theo Điều 11 của Thông tư số 14/2018/TT-BTTTT ngày 15 tháng 10 năm 2018 quy định về quản lý chất lượng dịch vụ bưu chính, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Cơ quan quản lý nhà nước về bưu chính công khai kết quả kiểm tra chất lượng dịch vụ bưu chính và việc chấp hành các quy định tại Thông tư số 14/2018/TT-BTTTT của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của đơn vị.
2. Công khai thông tin của doanh nghiệp bưu chính
Căn cứ theo Điều 12 của Thông tư số 14/2018/TT-BTTTT ngày 15 tháng 10 năm 2018 quy định về quản lý chất lượng dịch vụ bưu chính, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về việc công khai thông tin của doanh nghiệp bưu chính như sau:
- Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích phải có trang thông tin điện tử; trên trang chủ có chuyên mục “Quản lý chất lượng dịch vụ” để công khai thông tin về quản lý chất lượng dịch vụ bưu chính công ích. Thông tin công khai gồm:
a) Chất lượng dịch vụ bưu chính công ích;
b) Bản công bố hợp quy;
c) Bản Thông báo tiếp nhận hồ sơ đăng ký công bố hợp quy;
d) Báo cáo kết quả tự kiểm tra chất lượng dịch vụ bưu chính công ích hàng năm đã gửi Bộ Thông tin và Truyền thông.
Các nội dung về chất lượng dịch vụ bưu chính công ích và bản công bố hợp quy phải được niêm yết tại nơi dễ đọc hoặc công khai bằng các hình thức khác thuận tiện cho khách hàng tiếp cận ở tất cả các điểm phục vụ (trừ đại lý, ki ốt, thùng thư công cộng độc lập).
- Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính có trách nhiệm công khai các nội dung tối thiểu sau:
a) Loại dịch vụ bưu chính mà doanh nghiệp đang cung ứng và quy định về chất lượng dịch vụ tương ứng;
b) Đầu mối tiếp nhận và giải quyết khiếu nại của khách hàng về chất lượng dịch vụ bưu chính;
c) Quy trình tiếp nhận và giải quyết khiếu nại của khách hàng về chất lượng dịch vụ bưu chính;
d) Thông tin về hỗ trợ khách hàng.
Các nội dung trên phải được niêm yết tại nơi dễ đọc hoặc công khai bằng các hình thức khác thuận tiện cho khách hàng tiếp cận ở tất cả các điểm phục vụ và trên chuyên mục “Quản lý chất lượng dịch vụ” ở trang thông tin điện tử (nếu có).
Như vậy, thông qua bài viết trên, Luật Hoàng Anh đã trình bày các quy định về việc báo cáo chất lượng dịch vụ bưu chính và công khai thông tin về chất lượng dịch vụ bưu chính.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh