2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Theo Khoản 3 Điều 3 của Luật An toàn thông tin mạng năm 2015, Hệ thống thông tin được hiểu là tập hợp phần cứng, phần mềm và cơ sở dữ liệu được thiết lập phục vụ mục đích tạo lập, cung cấp, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin trên mạng.
Theo Nghị định số 85/2016/NĐ-CP, Chủ quản hệ thống thông tin là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền quản lý trực tiếp đối với hệ thống thông tin. Đối với cơ quan, tổ chức nhà nước, chủ quản hệ thống thông tin là các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc là cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư dự án xây dựng, thiết lập, nâng cấp, mở rộng hệ thống thông tin đó.
Theo Điều 5 của Thông tư số 03/2017/TT-BTTTT ngày 24 tháng 4 năm 2017 quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết về chủ quản hệ thống thông tin như sau:
1. Đối với cơ quan, tổ chức nhà nước, chủ quản hệ thống thông tin là một trong các trường hợp sau:
a) Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
b) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
c) Cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư dự án xây dựng, thiết lập, nâng cấp, mở rộng hệ thống thông tin.
2. Đối với doanh nghiệp và tổ chức khác, chủ quản hệ thống thông tin là cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư dự án xây dựng, thiết lập, nâng cấp, mở rộng hệ thống thông tin.
3. Chủ quản hệ thống thông tin có thể ủy quyền cho một tổ chức thay mặt mình thực hiện quyền quản lý trực tiếp đối với hệ thống thông tin và trách nhiệm bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Nghị định số 85/2016/NĐ-CP.
Chủ quản hệ thống thông tin có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo đơn vị vận hành hệ thống thông tin lập hồ sơ đề xuất cấp độ; tổ chức thẩm định, phê duyệt hồ sơ đề xuất cấp độ theo quy định của Nghị định số 85/2016/NĐ-CP;
b) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ đối với hệ thống thông tin thuộc phạm vi mình quản lý theo quy định tại Điều 25, 26 và 27 của Luật an toàn thông tin mạng, Nghị định số 85/2016/NĐ-CP và quy định của pháp luật liên quan;
c) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin và quản lý rủi ro an toàn thông tin trong phạm vi cơ quan, tổ chức mình, cụ thể như sau:
- Định kỳ 02 năm thực hiện kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin và quản lý rủi ro an toàn thông tin tổng thể trong hoạt động của cơ quan, tổ chức mình;
- Định kỳ hàng năm thực hiện kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin và quản lý rủi ro an toàn thông tin đối với các hệ thống cấp độ 3 và cấp độ 4;
- Định kỳ 06 tháng (hoặc đột xuất khi thấy cần thiết hoặc theo yêu cầu, cảnh báo của cơ quan chức năng) thực hiện kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin và quản lý rủi ro an toàn thông tin đối với hệ thống cấp độ 5;
- Việc kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin và đánh giá rủi ro an toàn thông tin đối với hệ thống từ cấp độ 3 trở lên phải do tổ chức chuyên môn được cơ quan có thẩm quyền cấp phép; tổ chức sự nghiệp nhà nước có chức năng, nhiệm vụ phù hợp hoặc do tổ chức chuyên môn được cấp có thẩm quyền chỉ định thực hiện.
d) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện đào tạo ngắn hạn, tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và diễn tập về an toàn thông tin, cụ thể như sau:
- Đào tạo, bồi dưỡng theo các chương trình đào tạo ngắn hạn nâng cao kiến thức, kỹ năng về an toàn thông tin cho cán bộ, công chức, viên chức làm về an toàn thông tin trong cơ quan, tổ chức mình;
- Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về an toàn thông tin cho cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, tổ chức mình;
- Diễn tập bảo đảm an toàn thông tin trong hoạt động của cơ quan, tổ chức mình; tham gia diễn tập quốc gia và diễn tập quốc tế do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức.
đ) Chỉ đạo đơn vị vận hành hệ thống thông tin phối hợp với đơn vị chức năng liên quan của Bộ Thông tin và Truyền thông trong việc triển khai thiết bị, kết nối tới hệ thống kỹ thuật xử lý, giảm thiểu tấn công mạng, hỗ trợ giám sát an toàn thông tin cho hệ thống thông tin cung cấp dịch vụ công trực tuyến, phát triển chính phủ điện tử.
Việc ủy quyền phải được thực hiện bằng văn bản, trong đó nêu rõ phạm vi và thời hạn ủy quyền. Tổ chức được ủy quyền phải trực tiếp thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ quản hệ thống thông tin mà không được ủy quyền lại cho bên thứ ba.
Như vậy, thông qua bài viết trên, Luật Hoàng Anh đã trình bày quy định về chủ quản hệ thống thông tin.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh