2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Tem Bưu chính Việt Nam là ấn phẩm do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính của Việt Nam quyết định phát hành để thanh toán trước giá cước dịch vụ bưu chính trên mạng bưu chính công cộng và được công nhận trong mạng lưới của Liên minh Bưu chính Thế giới.
Căn cứ theo Điều 35 của Luật Bưu chính số 49/2010/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2010 (gọi tắt là Luật Bưu chính năm 2010), Luật quy định về Tem Bưu chính Việt Nam như sau:
- Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan duy nhất quyết định phát hành tem Bưu chính Việt Nam.
- Tem Bưu chính Việt Nam phải thể hiện:
a) Dòng chữ “Việt Nam”;
b) Dòng chữ “Bưu chính”;
c) Giá in trên mặt tem (nếu có) bằng tiền đồng Việt Nam.
- Chủ đề và thiết kế của tem Bưu chính Việt Nam không được có các nội dung, hình ảnh, ký hiệu, dấu hiệu gây kích động, thù hằn giữa các dân tộc, sắc tộc, tôn giáo; chống phá Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; không phù hợp với đạo đức xã hội, với thuần phong mỹ tục của Việt Nam.
- Tem Bưu chính Việt Nam được gắn mã số của Việt Nam và tham gia hệ thống mã số của Liên minh Bưu chính Thế giới.
Theo Điều 16 của Nghị định số 47/2011/NĐ-CP ngày 17 tháng 06 năm 2011 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bưu chính, Chính phủ quy định Tem bưu chính Việt Nam được phân loại như sau:
1. Tem bưu chính phổ thông là tem bưu chính không có thời hạn cung ứng và được phép in lại.
2. Tem bưu chính đặc biệt là tem bưu chính có thời hạn cung ứng và không được phép in lại. Tem bưu chính đặc biệt bao gồm tem bưu chính kỷ niệm và tem bưu chính chuyên đề.
Căn cứ theo Điều 19 của Nghị định số 47/2011/NĐ-CP ngày 17 tháng 06 năm 2011 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bưu chính, Chính phủ quy định Quy hoạch đề tài tem bưu chính Việt Nam được xây dựng tổng thể cho một giai đoạn hoặc cho một đề tài được phát hành trong nhiều năm liên tiếp hoặc theo một tần suất nhất định. Chương trình đề tài tem bưu chính Việt Nam được xây dựng để phát hành trong 01 năm.
1. Quy hoạch đề tài tem bưu chính phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Bám sát chủ trương, đường lối chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về các lĩnh vực lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học, xã hội;
b) Đề cao giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật và đạo đức.
2. Quy hoạch đề tài tem bưu chính bao gồm các nội dung:
a) Tên bộ tem bưu chính;
b) Phân loại tem bưu chính;
c) Số mẫu của bộ tem bưu chính, blốc tem bưu chính (nếu có);
d) Ngày phát hành.
3. Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức xây dựng, phê duyệt quy hoạch và chương trình đề tài tem bưu chính Việt Nam trên cơ sở:
a) Các sự kiện quan trọng của Việt Nam và thế giới;
b) Đề xuất của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
Theo Điều 8 của Thông tư số 23/2012/TT-BTTTT ngày 19 tháng 12 năm 2012 Quy định chi tiết và hướng dẫn một số nội dung về tem bưu chính, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định tổ chức, cá nhân được quyền đề xuất đề tài phát hành tem bưu chính theo các quy định của pháp luật về bưu chính.
Tổng công ty Bưu điện Việt Nam chủ động đề xuất các đề tài phát hành tem bưu chính để đáp ứng nhu cầu cung ứng tem bưu chính trên mạng bưu chính công cộng và phát triển phong trào sưu tập tem bưu chính.
Đề xuất đề tài phát hành tem bưu chính phải được thể hiện bằng văn bản và nêu rõ tên đề tài; số lượng mẫu tem bưu chính, blốc tem bưu chính (nếu có); thời gian phát hành, mục đích, ý nghĩa, nội dung đề tài; tư liệu và các đề xuất liên quan.
Văn bản đề xuất đề tài phát hành tem bưu chính của cơ quan, tổ chức phải có chữ ký của người có thẩm quyền và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó; nếu là văn bản đề xuất đề tài phát hành tem bưu chính của cá nhân thì phải ghi rõ họ tên, điện thoại và địa chỉ liên hệ.
Đề xuất đề tài phát hành tem bưu chính phải được gửi đến Bộ Thông tin và Truyền thông tối thiểu 24 tháng trước ngày phát hành đầu tiên của bộ tem bưu chính được đề xuất (tính theo dấu bưu điện).
c) Nhu cầu, thị hiếu, thị trường tem sưu tập.
Căn cứ theo Điều 20 của Nghị định số 47/2011/NĐ-CP ngày 17 tháng 06 năm 2011 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bưu chính, Chính phủ quy định Hội đồng tư vấn quốc gia về tem bưu chính Việt Nam là tổ chức tư vấn, tham gia ý kiến về các nội dung liên quan đến quy hoạch đề tài tem bưu chính Việt Nam; chương trình đề tài tem bưu chính Việt Nam; mẫu thiết kế và các vấn đề khác có liên quan đến tem bưu chính Việt Nam.
Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định thành lập Hội đồng tư vấn quốc gia về tem bưu chính Việt Nam, gồm đại diện các cơ quan, tổ chức sau đây:
a) Bộ Thông tin và Truyền thông (Chủ tịch Hội đồng);
b) Ban Tuyên giáo Trung ương;
c) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
d) Viện Khoa học Xã hội Việt Nam;
đ) Viện Sử học;
e) Hội Mỹ thuật Việt Nam;
g) Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam;
h) Hội Tem Việt Nam;
i) Các tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực liên quan.
Thành viên Hội đồng tư vấn quốc gia về tem bưu chính Việt Nam có trách nhiệm cung cấp các tư liệu, tài liệu thuộc chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực chuyên sâu của mình liên quan đến các nội dung được lấy ý kiến và chịu trách nhiệm về các tư liệu, tài liệu đã cung cấp.
Thành viên Hội đồng tư vấn quốc gia về tem bưu chính Việt Nam được hưởng các chế độ theo quy định hiện hành.
Như vậy, thông qua bài viết trên, Luật Hoàng Anh đã trình bày các quy định về việc quy hoạch đề tài tem bưu chính Việt Nam.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh