2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Hoạt động bưu chính gồm các hoạt động đầu tư, kinh doanh, cung ứng, sử dụng dịch vụ bưu chính, dịch vụ bưu chính công ích, tem bưu chính.
Theo Khoản 3, Điều 3 của Luật Bưu chính năm 2010, Dịch vụ bưu chính là dịch vụ chấp nhận, vận chuyển và phát bưu gửi bằng các phương thức từ địa điểm của người gửi đến địa điểm của người nhận qua mạng bưu chính, trừ phương thức điện tử.
Căn cứ theo Điều 22 của Luật Bưu chính năm 2010, Luật quy định Giấy phép bưu chính có những nội dung chính sau đây: Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp được cấp giấy phép bưu chính; Loại hình dịch vụ bưu chính cung ứng; Phạm vi cung ứng dịch vụ bưu chính; Tiêu chuẩn, chất lượng dịch vụ bưu chính cung ứng; Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp được cấp giấy phép bưu chính; Thời hạn của giấy phép bưu chính.
Giấy phép bưu chính được cấp với thời hạn không quá 10 năm.
Vậy, Trường hợp nào cần sửa đổi, bổ sung, cấp lại giấy phép bưu chính ? Trình tự sửa đổi, bổ sung, cấp lại giấy phép bưu chính được quy định như thế nào ?
a. Trường hợp cần sửa đổi, bổ sung giấy phép bưu chính:
Theo Khoản 1, Điều 23 của Luật Bưu chính năm 2010, Luật quy định trường hợp cần thay đổi nội dung ghi trong giấy phép bưu chính đã được cấp, doanh nghiệp phải làm thủ tục sửa đổi, bổ sung giấy phép.
b. Trình tự, thủ tục sửa đổi, bổ sung giấy phép bưu chính:
Căn cứ theo Điều 11 của Nghị định số 47/2011/NĐ-CP ngày 17 tháng 06 năm 2011 quy định chi tiết thi hành một số nội dung của Luật Bưu chính, Chính phủ quy định Trường hợp cần thay đổi nội dung ghi trong giấy phép bưu chính đã được cấp, doanh nghiệp phải làm thủ tục sửa đổi, bổ sung giấy phép bưu chính. Cơ quan cấp giấy phép bưu chính là cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung giấy phép bưu chính.
- Hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép bưu chính được lập thành 01 bộ là bản gốc và được nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu chính đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp giấy phép bưu chính.
- Hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép bưu chính gồm:
a) Giấy đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép bưu chính (theo mẫu tại Phụ lục IV của Nghị định số 47/2011/NĐ-CP);
b) Tài liệu liên quan đến nội dung đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép bưu chính;
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép bưu chính, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp giấy phép bưu chính có trách nhiệm thẩm tra và sửa đổi, bổ sung giấy phép bưu chính. Trường hợp không chấp thuận sửa đổi, bổ sung, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp giấy phép bưu chính phải có thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp và nêu rõ lý do trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ sửa đổi, bổ sung.
- Trường hợp sửa đổi, bổ sung phạm vi cung ứng dịch vụ bưu chính dẫn đến thay đổi thẩm quyền cấp giấy phép bưu chính thì doanh nghiệp nộp hồ sơ và thực hiện các thủ tục như cấp giấy phép mới.
a. Trường hợp cấp lại giấy phép bưu chính
Theo Khoản 2, Điều 23 của Luật Bưu chính năm 2010, Luật quy định việc cấp lại giấy phép bưu chính được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
+ Giấy phép bưu chính hết hạn;
+ Giấy phép bưu chính bị mất hoặc hư hỏng không sử dụng được;
+ Theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép bưu chính.
b. Trình tự, thủ tục cấp lại giấy phép bưu chính
b.1. Cấp lại giấy phép bưu chính khi hết hạn
Căn cứ theo Điều 12 của Nghị định số 47/2011/NĐ-CP ngày 17 tháng 06 năm 2011 quy định chi tiết thi hành một số nội dung của Luật Bưu chính, Chính phủ quy định trước khi giấy phép bưu chính hết hạn tối thiểu 30 ngày, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính có nhu cầu tiếp tục kinh doanh thì phải lập 01 bộ hồ sơ là bản gốc đề nghị cấp lại giấy phép bưu chính và nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu chính đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp giấy phép.
- Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép bưu chính khi hết hạn gồm:
a) Giấy đề nghị cấp lại giấy phép bưu chính (theo mẫu tại Phụ lục V Nghị định số 47/2011/NĐ-CP);
b) Báo cáo tài chính của 02 năm gần nhất do doanh nghiệp tự đóng dấu xác nhận và chịu trách nhiệm về tính chính xác của báo cáo;
c) Phương án kinh doanh trong giai đoạn tiếp theo, nếu doanh nghiệp bị lỗ 02 năm liên tiếp;
d) Các tài liệu (Mẫu hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính phù hợp với quy định của pháp luật về bưu chính; Mẫu biểu trưng, nhãn hiệu, ký hiệu đặc thù hoặc các yếu tố thuộc hệ thống nhận diện của doanh nghiệp được thể hiện trên bưu gửi (nếu có); Bảng giá cước dịch vụ bưu chính phù hợp với quy định của pháp luật về bưu chính; Tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ bưu chính công bố áp dụng phù hợp với quy định của pháp luật về bưu chính; Quy định về mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp phát sinh thiệt hại, quy trình giải quyết khiếu nại của khách hàng, thời hạn giải quyết khiếu nại phù hợp với quy định của pháp luật về bưu chính), nếu có thay đổi so với hồ sơ đề nghị cấp giấy phép bưu chính lần gần nhất.
- Việc cấp lại giấy phép bưu chính khi hết hạn được thực hiện trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép bưu chính khi hết hạn đáp ứng đúng quy định.
- Thủ tục cấp lại giấy phép bưu chính được thực hiện theo trình tự cấp giấy phép bưu chính, văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính quy định tại Điều 8 Nghị định Nghị định số 47/2011/NĐ-CP.
- Trường hợp doanh nghiệp có giấy phép bưu chính hết hạn hoặc không làm thủ tục cấp lại giấy phép bưu chính theo đúng thời hạn quy định thì doanh nghiệp có nhu cầu được cấp lại giấy phép bưu chính phải nộp hồ sơ và thực hiện các thủ tục như cấp giấy phép mới.
b.2. Cấp lại giấy phép bưu chính bị mất hoặc hư hỏng không sử dụng được
Căn cứ theo Điều 13 của Nghị định số 47/2011/NĐ-CP ngày 17 tháng 06 năm 2011 quy định chi tiết thi hành một số nội dung của Luật Bưu chính, Chính phủ quy định trường hợp giấy phép bưu chính bưu chính bị mất hoặc hư hỏng không sử dụng được và doanh nghiệp, tổ chức muốn được cấp lại thì doanh nghiệp, tổ chức phải lập 01 bộ hồ sơ là bản gốc và nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu chính đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp giấy phép bưu chính.
- Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép bưu chính bưu chính bị mất hoặc hư hỏng không sử dụng được gồm:
a) Giấy đề nghị cấp lại giấy phép bưu chính bưu chính (theo mẫu tại Phụ lục V Nghị định số 47/2011/NĐ-CP);
b) Bản gốc giấy phép bưu chính còn thời hạn sử dụng bưu chính, đối với trường hợp bị hư hỏng không sử dụng được.
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép bưu chính bưu chính bị mất hoặc hư hỏng không sử dụng được đáp ứng đúng quy định, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp giấy phép bưu chính bưu chính cấp lại các văn bản này cho doanh nghiệp.
- Giấy phép bưu chính được cấp lại là bản sao từ bản gốc được quản lý tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp giấy phép bưu chính, văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính.
Căn cứ theo Điều 14 của Nghị định số 47/2011/NĐ-CP ngày 17 tháng 06 năm 2011 quy định chi tiết thi hành một số nội dung của Luật Bưu chính, Chính phủ quy định Doanh nghiệp, tổ chức được cấp, sửa đổi, bổ sung, cấp lại giấy phép bưu chính, văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật.
Mức lệ phí, việc quản lý và sử dụng lệ phí cấp, sửa đổi, bổ sung, cấp lại giấy phép bưu chính, văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính được thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính theo Thông tư số 291/2016/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2016.
Như vậy, thông qua bài viết trên, Luật Hoàng Anh đã trình bày về trường hợp cần sửa đổi, bổ sung, cấp lại giấy phép bưu chính và quy định về trình tự sửa đổi, bổ sung, cấp lại giấy phép bưu chính.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh