2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Theo Khoản 1, Điều 3 của Luật Bưu chính năm 2010, Hoạt động bưu chính gồm các hoạt động đầu tư, kinh doanh, cung ứng, sử dụng dịch vụ bưu chính, dịch vụ bưu chính công ích, tem bưu chính. Để kinh doanh cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính thì doanh nghiệp phải được cấp phép bưu chính hoặc thông báo hoạt động bưu chính đối với các hoạt động cần thông báo.
Vậy, khi doanh nghiệp vi phạm các quy định về Giấy phép bưu chính và Vi phạm các quy định về thông báo hoạt động bưu chính thì bị xử lý như thế nào ?
Căn cứ theo Điều 5 của Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử, Chính phủ quy định khi có vi phạm các quy định về Giấy phép bưu chính thì xử lý như sau:
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi thông báo không đúng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính khi có thay đổi liên quan đến Giấy phép bưu chính theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính khi có thay đổi liên quan đến Giấy phép bưu chính theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Cung ứng dịch vụ bưu chính không đúng với nội dung ghi trong giấy phép;
b) Tẩy xóa, sửa chữa nội dung trong Giấy phép bưu chính;
c) Không bảo đảm mức vốn tối thiểu theo quy định của pháp luật.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Cung ứng dịch vụ bưu chính nhưng không có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính;
b) Mua bán, cầm cố Giấy phép bưu chính;
c) Cho thuê, cho mượn Giấy phép bưu chính; chuyển nhượng Giấy phép bưu chính trái pháp luật.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng Giấy phép bưu chính từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi Mua bán, cầm cố Giấy phép bưu chính;
b) Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi Không bảo đảm mức vốn tối thiểu theo quy định của pháp luật.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép bưu chính thu hồi Giấy phép bưu chính đối với hành vi Cho thuê, cho mượn Giấy phép bưu chính; chuyển nhượng Giấy phép bưu chính trái pháp luật.
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi Cung ứng dịch vụ bưu chính không đúng với nội dung ghi trong giấy phép, Cung ứng dịch vụ bưu chính nhưng không có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính, Cho thuê, cho mượn Giấy phép bưu chính; chuyển nhượng Giấy phép bưu chính trái pháp luật.
c) Buộc phải đảm bảo mức vốn tối thiểu đối với hành vi Không bảo đảm mức vốn tối thiểu theo quy định của pháp luật.
Căn cứ theo Điều 6 của Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử, Chính phủ quy định khi có vi phạm các quy định về thông báo hoạt động bưu chính thì xử lý như sau:
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi thông báo không đúng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính khi có thay đổi liên quan đến văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo hoạt động bưu chính tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày đầu tiên hoạt động bưu chính.
3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Tẩy xóa, sửa chữa văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính;
b) Làm chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính được thành lập theo pháp luật Việt Nam mà không có văn bản xác nhận thông báo hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính;
c) Không thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính khi có thay đổi liên quan đến văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Cung ứng dịch vụ bưu chính mà không có văn bản xác nhận thông báo hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính;
b) Làm đại lý, đại diện, văn phòng đại diện cho doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính nước ngoài; nhận nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực bưu chính từ nước ngoài vào Việt Nam mà không có văn bản xác nhận thông báo hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi thông báo không đúng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính khi có thay đổi liên quan đến văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính và Cung ứng dịch vụ bưu chính mà không có văn bản xác nhận thông báo hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính.
b) Buộc nộp lại văn bản xác nhận thông báo đối với hành vi Tẩy xóa, sửa chữa văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính.
Như vậy, thông qua bài viết trên, Luật Hoàng Anh đã trình bày về cách xử lý khi có cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp vi phạm các quy định về Giấy phép bưu chính và Vi phạm các quy định về thông báo hoạt động bưu chính.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh