2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Theo Khoản 1, Điều 3 của Luật Bưu chính năm 2010, Hoạt động bưu chính gồm các hoạt động đầu tư, kinh doanh, cung ứng, sử dụng dịch vụ bưu chính, dịch vụ bưu chính công ích, tem bưu chính. Quan hệ cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính phát sinh trên cơ sở hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính.
Vậy, khi có vi phạm quy định về vật phẩm, hàng hóa và an toàn, an ninh trong cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính thì được xử lý như thế nào ?
Căn cứ theo Điều 9 của Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử, Chính phủ quy định khi có vi phạm các quy định về vật phẩm, hàng hóa không được gửi, chấp nhận, vận chuyển qua mạng bưu chính thì xử lý như sau:
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Gửi hoặc chấp nhận hoặc vận chuyển bưu gửi chứa vật phẩm, hàng hóa từ Việt Nam đi các nước mà pháp luật Việt Nam quy định cấm xuất khẩu hoặc pháp luật của nước nhận quy định cấm nhập khẩu;
b) Gửi hoặc chấp nhận hoặc vận chuyển bưu gửi chứa vật phẩm, hàng hóa cấm sử dụng hoặc cấm lưu thông theo quy định của pháp luật;
c) Gửi hoặc chấp nhận hoặc vận chuyển bưu gửi chứa vật phẩm, hàng hóa cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật;
d) Gửi hoặc chấp nhận hoặc vận chuyển bưu gửi chứa vật phẩm, hàng hóa cấm vận chuyển bằng đường bưu chính theo quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi gửi hoặc chấp nhận hoặc vận chuyển hoặc phát bưu gửi chứa văn hóa phẩm trái đạo đức xã hội, trái thuần phong mỹ tục của Việt Nam.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi
a) Gửi hoặc chấp nhận hoặc vận chuyển bưu gửi chứa vật phẩm, hàng hóa từ Việt Nam đi các nước mà pháp luật Việt Nam quy định cấm xuất khẩu hoặc pháp luật của nước nhận quy định cấm nhập khẩu;
b) Gửi hoặc chấp nhận hoặc vận chuyển bưu gửi chứa vật phẩm, hàng hóa cấm sử dụng hoặc cấm lưu thông theo quy định của pháp luật;
c) Gửi hoặc chấp nhận hoặc vận chuyển bưu gửi chứa vật phẩm, hàng hóa cấm vận chuyển bằng đường bưu chính theo quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy vật phẩm đối với hành vi gửi hoặc chấp nhận hoặc vận chuyển hoặc phát bưu gửi chứa văn hóa phẩm trái đạo đức xã hội, trái thuần phong mỹ tục của Việt Nam;
b) Buộc tái xuất vật phẩm, hàng hóa cấm nhập khẩu vào Việt Nam đối với hành vi Gửi hoặc chấp nhận hoặc vận chuyển bưu gửi chứa vật phẩm, hàng hóa cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật.
Căn cứ theo Điều 10 của Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử, Chính phủ quy định khi có vi phạm các quy định về bảo đảm an toàn, an ninh trong cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính thì xử lý như sau:
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc kiểm kê, lập biên bản và gói, bọc lại trong trường hợp vỏ bọc bưu gửi bị rách, hư hại.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Mạo danh người khác khi sử dụng dịch vụ bưu chính;
b) Thực hiện không đúng, không đầy đủ các biện pháp bảo đảm an toàn, an ninh trong cung ứng dịch vụ bưu chính.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, an ninh trong cung ứng dịch vụ bưu chính;
b) Đình chỉ, tạm đình chỉ vận chuyển, phát bưu gửi hoặc kiểm tra, xử lý bưu gửi hoặc yêu cầu cung cấp thông tin về sử dụng dịch vụ bưu chính không có biên bản, chữ ký của các bên liên quan;
c) Tiết lộ thông tin về sử dụng dịch vụ bưu chính trái pháp luật;
d) Không đình chỉ vận chuyển, phát bưu gửi hoặc không thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan để xử lý khi phát hiện bưu gửi vi phạm quy định về vật phẩm, hàng hóa không được gửi, chấp nhận, vận chuyển qua mạng bưu chính.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi như sau:
a) Bóc mở bưu gửi trái pháp luật;
b) Tráo đổi nội dung bưu gửi;
c) Chiếm đoạt, trộm cắp bưu gửi có trị giá dưới 2.000.000 đồng hoặc hủy bưu gửi trái pháp luật;
d) Không phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc đình chỉ, tạm đình chỉ vận chuyển, phát bưu gửi hoặc kiểm tra, xử lý bưu gửi hoặc cung cấp thông tin về sử dụng dịch vụ bưu chính theo quy định của pháp luật.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Lợi dụng việc đình chỉ, tạm đình chỉ vận chuyển, phát bưu gửi hoặc kiểm tra xử lý bưu gửi hoặc yêu cầu cung cấp thông tin về sử dụng dịch vụ bưu chính gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính;
b) Cản trở trái pháp luật hoạt động bưu chính.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc hoàn trả lại bưu gửi đối với hành vi tráo đổi nội dung bưu gửi và chiếm đoạt, trộm cắp bưu gửi có trị giá dưới 2.000.000 đồng hoặc hủy bưu gửi trái pháp luật.
Như vậy, thông qua bài viết trên, Luật Hoàng Anh đã trình bày cách xử lý các vi phạm về vật phẩm, hàng hóa và an toàn, an ninh trong cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh