2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Theo Khoản 3 Điều 3 Pháp lệnh số 10/2003/PL-UBTVQH11 ngày 17/03/2003, mại dâm là hành vi mua dâm, bán dâm. Trong đó:
- Mua dâm là hành vi dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác trả cho người bán dâm để được giao cấu
- Bán dâm là hành vi giao cấu của một người với người khác để được trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác
Các hành vi liên quan đến mại dâm bao gồm: Chứa mại dâm, Tổ chức hoạt động mại dâm, Cưỡng bức mại dâm, Môi giới mại dâm, Bảo kê mại dâm; Lợi dụng hoạt động kinh doanh để hoạt động mại dâm; Các hành vi tiếp tay, che giấu, dung túng để tạo điều kiện, khuyến khích các hoạt động mại dâm. Các hành vi trên đều bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Các biện pháp phòng chống mại dâm bao gồm:
- Biện pháp tuyên truyền, giáo dục
- Biện pháp kinh tế - xã hội
- Biện pháp hành chính
- Biện pháp hình sự
Trong đó, biện pháp kinh tế - xã hội có tác động lớn đến hoạt động phòng, chống mại dâm.
Theo Điều 14 Pháp lệnh số 10/2003/PL-UBTVQH11 ngày 17/03/2003, Điều 10 Nghị định số 178/2004/NĐ-CP ngày 15/10/2004 của Chính phủ, có 04 biện pháp kinh tế - xã hội trong phòng, chống mại dâm:
a. Giải quyết việc làm, hướng nghiệp, xóa đói, giảm nghèo
Tệ nạn phát sinh từ tình hình kinh tế - xã hội bất ổn. Nếu đời sống dân sinh ổn định, chỉ số hạnh phúc tăng lên, người người nhà nhà đều có hoạt động để mưu sinh thì không có thời gian cũng như suy nghĩ thực hiện tệ nạn, hay các hành vi “nhàn cư vi bất thiện”. Vì vậy, cần giải quyết việc làm, hướng nghiệp, dạy nghề, xóa đói, giảm nghèo cho các gia đình nghèo, những người không có việc làm.
Đồng thời, việc tạo điều kiện giúp những phụ nữ nghèo vay vốn, tổ chức tư vấn, hướng dẫn họ tiếp cận với các dịch vụ sản xuất, kinh doanh, sử dụng vốn làm kinh tế để tăng thu nhập theo các chương trình, dự án nhằm ngăn chặn tệ nạn mại dâm phát sinh, phát triển; là giúp những người phụ này không thiếu khả năng mưu sinh đến mức phải bán dâm, dẫn đến giảm tình trạng bán dâm (giảm nguồn cung cho hoạt động mại dâm).
b. Tổ chức chữa bệnh, giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm cho người bán dâm hoàn lương
Người bán dâm có thể bị lây nhiễm nhiều bệnh qua đường tình dục, hoặc mắc các bệnh tâm lý do hoạt động bán dâm gây ra. Do đó, khi người bán dâm bị phát hiện và bị xử lý, những người này cần được hỗ trợ chữa bệnh đầu tiên. Sau đó, những người bán dâm hoàn lương cần được giáo dục, dạy nghề, tạo việc để an cư, hòa nhập với xã hội, tránh tái phạm đối với hành vi bán dâm hoặc gây mất trật tự xã hội. Trong trường hợp những người này có khó khăn, họ được trợ cấp khó khăn hoặc tạo điều kiện cho họ vay vốn, tư vấn, hướng dẫn phương pháp sản xuất, kinh doanh để họ có thu nhập ổn định.
c. Thực hiện chính sách ưu đãi về tài chính, về thuế đối với các cơ sở chữa bệnh, dạy nghề, tạo việc làm cho người bán dâm hoặc cơ sở kinh doanh có người bán dâm hoàn lương làm việc
Chính sách ưu đãi về tài chính, về thuế đối với các cơ sở chữa bệnh, dạy nghề, tạo việc làm cho người bán dâm hoặc cơ sở kinh doanh có người bán dâm hoàn lương làm việc trên thực tế là các chính sách hỗ trợ người bán dâm hoàn lương hòa nhập cộng đồng, do bản thân nhóm đối tượng này khó có thể tìm việc làm, trở thành một lao động trong quan hệ lao động mà không có sự hỗ trợ từ nhà tuyển dụng, người sử dụng lao động. Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện các chính sách này.
d. Ủy ban nhân dân các cấp phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên cùng cấp chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nội dung trên
Ủy ban nhân dân các cấp phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên cùng cấp chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nội dung đã nêu trên do đây là các cơ quan hành chính hoặc tổ chức chính trị - xã hội có tác động lớn trong hoạt động kiểm soát, thực hiện các yêu cầu về phòng, chống mại dâm trên các địa bàn cấp xã, huyện, tỉnh.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Pháp lệnh phòng, chống người khuyết tật
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh