2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Theo Khoản 3 Điều 3 Pháp lệnh số 10/2003/PL-UBTVQH11 ngày 17/03/2003, mại dâm là hành vi mua dâm, bán dâm. Trong đó:
- Mua dâm là hành vi dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác trả cho người bán dâm để được giao cấu
- Bán dâm là hành vi giao cấu của một người với người khác để được trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác
Các hành vi liên quan đến mại dâm bao gồm:
- Chứa mại dâm,
- Tổ chức hoạt động mại dâm
- Cưỡng bức mại dâm
- Môi giới mại dâm
- Bảo kê mại dâm
- Lợi dụng hoạt động kinh doanh để hoạt động mại dâm
- Các hành vi tiếp tay, che giấu, dung túng để tạo điều kiện, khuyến khích các hoạt động mại dâm
Các hành vi liên quan đến mại dâm trên đều bị nghiêm cấm, có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc xử lý hình sự theo quy định của pháp luật dựa trên hành vi và mức độ nguy hiểm, nghiêm trọng của hành vi.
Theo Điều 7 Pháp lệnh số 10/2003/PL-UBTVQH11 ngày 17/03/2003, Nhà nước thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp để phục vụ cho hoạt động phòng, chống mại dâm, với mục đích hạn chế, triệt tiêu hoạt động mại dâm và liên quan đến mại dâm trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam, giảm tệ nạn xã hội từ mại dâm và các hoạt động liên quan, nâng cao đời sống và nhận thức trong xã hội.
Các biện pháp đó bao gồm:
- Tuyên truyền, giáo dục: Tuyên truyền, giáo dục là các biện pháp phổ cập thông tin, tuyên truyền các thông tin đối với cá nhân, tổ chức trong xã hội về việc xác định khái niệm mại dâm, các hành vi liên quan đến mại dâm, quy định pháp luật liên quan đến phòng, chống mại dâm, các thông tin thời sự về việc phòng, chống mại dâm, tổ chức hỗ trợ cho các cá nhân, tổ chức thực hiện hoạt động phòng, chống mại dâm.
- Kinh tế - xã hội: Trực tiếp hoặc gián tiếp hỗ trợ các cá nhân, tổ chức trong xã hội phòng, chống mại dâm tại nơi làm việc, nơi cư trú, sinh sống của cá nhân, nơi hoạt động của tổ chức như tạo việc làm, đào tạo, dạy nghề. Thông qua các hoạt động phân công, tổ chức, cá nhân được khuyến khích để thực hiện các biện pháp này.
- Hành chính: Xử lý vi phạm hành chính đối với các cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi mua dâm, bán dâm, chứa mại dâm, tổ chức hoạt động mại dâm, cưỡng bức mại dâm, môi giới mại dâm, bảo kê mại dâm, lợi dụng hoạt động kinh doanh để hoạt động mại dâm, các hành vi tiếp tay, che giấu, dung túng để tạo điều kiện, khuyến khích các hoạt động mại dâm. Tùy vào mức độ và chủ thể thực hiện, các biện pháp xử lý vi phạm hành chính khác nhau được thực hiện như phạt tiền, đưa vào trường giáo dưỡng,…
- Hình sự: Trong trường hợp các hành vi mua dâm, bán dâm, chứa mại dâm, tổ chức hoạt động mại dâm, cưỡng bức mại dâm, môi giới mại dâm, bảo kê mại dâm, lợi dụng hoạt động kinh doanh để hoạt động mại dâm, các hành vi tiếp tay, che giấu, dung túng để tạo điều kiện, khuyến khích các hoạt động mại dâm là các hành vi nghiêm trọng, có mức độ nguy hiểm cao, thì bị xử lý hình sự theo các tội chứa mại dâm, môi giới mại dâm, tổ chức hiếp dâm,…
- Các biện pháp để phòng, chống mại dâm khác: Các biện pháp khác được thực hiện bởi các cơ quan Nhà nước, cơ sở sử dụng lao động như xử lý kỷ luật đối với các cá nhân có hành vi mua dâm, bán dâm, chứa mại dâm, tổ chức hoạt động mại dâm, cưỡng bức mại dâm, môi giới mại dâm, bảo kê mại dâm, lợi dụng hoạt động kinh doanh để hoạt động mại dâm, các hành vi tiếp tay, che giấu, dung túng để tạo điều kiện, khuyến khích các hoạt động mại dâm. Ngoài ra còn nhiều biện pháp được thực hiện bởi các chủ thể trong xã hội.
Các biện pháp trên được kết hợp chặt chẽ với các biện pháp phòng, chống ma túy và phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS (do HIV/AIDS lây nhiễm mạnh một phần nhờ hoạt động mại dâm, tệ nạn sử dụng ma túy là một trong các tệ nạn thường xuất hiện cùng tệ nạn mại dâm trong các tụ điểm mại dâm, sử dụng ma túy).
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Pháp lệnh phòng, chống mại dâm
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh