2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Tật là trạng thái hoạt động không bình thường, giảm chức năng, mất chức năng của các bộ phận trong cơ thể, do nguyên nhân bẩm sinh hoặc từ các tai nạn. Theo Khoản 1 Điều 3 Luật Người khuyết tật số 51/2010/QH12 ngày 17/06/2010, sửa đổi năm 2013, có 06 dạng tật sau:
- Khuyết tật vận động: Là tình trạng giảm hoặc mất chức năng cử động đầu, cổ, chân, tay, thân mình dẫn đến hạn chế trong vận động, di chuyển. Trong đó, việc giảm hoặc mất chức năng cử động đầu, cổ, chân, tay không làm nhiễu loạn hành vi vận động mà làm hạn chế hoặc làm mất khả năng này.
- Khuyết tật nghe, nói: Là tình trạng giảm hoặc mất chức năng nghe, nói hoặc cả nghe cả nói, phát âm thành tiếng và câu rõ ràng dẫn đến hạn chế trong giao tiếp, trao đổi thông tin bằng lời nói. Trong đó, chức năng nghe, nói hoặc cả nghe, nói bị suy giảm, hoặc mất, không có nhiễu loạn.
- Khuyết tật nhìn: Là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhìn và cảm nhận ánh sáng, màu sắc, hình ảnh, sự vật trong điều kiện ánh sáng, môi trường bình thường. Thông thường, tật nhìn xuất phát từ các tổn thương ở mắt hoặc các dây thần kinh tác động đến mắt.
- Khuyết tật thần kinh, tâm thần: Là tình trạng rối loạn tri giác, trí nhớ, cảm xúc, kiểm soát hành vi, suy nghĩ và có biểu hiện với những lời nói, hành động bất thường. Xuất phát từ các vấn đề về thần kinh, tâm thần do tai nạn, bẩm sinh và thể hiện ra bằng sự nhiễu loạn trong lời nói, hành động, khuyết tật thần kinh không phải là suy giảm khả năng nói, nghe mà là rối loạn các khả năng về thần kinh mà biểu hiện rõ nhất ở lời nói và hành động (khác với khuyết tật vận động, khuyết tật nghe, nói).
- Khuyết tật trí tuệ: Là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhận thức, tư duy biểu hiện bằng việc chậm hoặc không thể suy nghĩ, phân tích về sự vật, hiện tượng, giải quyết sự việc. Khác với khuyết tật thần kinh, tâm thần (rối loạn tri giác và hành vi) thì người bị khuyết tật trí tuệ không rối loạn tri giác, cảm xúc, hành vi mà không thể nhận thức, suy nghĩ, phân tích sự vật, hiện tượng, và giải quyết sự việc theo logic của người bình thường.
- Khuyết tật khác: Là tình trạng giảm hoặc mất chức năng cơ thể cho hoạt động lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn mà không thuộc các trường hợp trên.
Theo Khoản 2 Điều 3 Luật Người khuyết tật số 51/2010/QH12 ngày 17/06/2010, sửa đổi năm 2013, có 03 mức độ khuyết tật:
- Người khuyết tật đặc biệt nặng: Là những người do khuyết tật dẫn đến mất hoàn toàn chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn. Nhìn chung, những người khuyết tật nặng là những người có một hoặc nhiều tật dẫn đến mất gần như hoàn toàn các khả năng tự sinh tồn, sinh hoạt cơ bản của bản thân, nếu không có người khác giúp đỡ, các cá nhân là người khuyết tật đặc biệt năng không thể tự sinh hoạt, duy trì cuộc sống.
- Người khuyết tật nặng: Là những người do khuyết tật dẫn đến mất một phần hoặc suy giảm chức năng, không tự kiểm soát hoặc tự thực hiện được một số hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc. Khác với người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng vẫn có thể thực hiện một số hoạt động sinh hoạt hằng ngày dù khó khăn, tuy nhiên vẫn cần sự hỗ trợ của người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc để thực hiện hầu hết các hoạt động sinh hoạt.
- Người khuyết tật nhẹ: Là người khuyết tật không thuộc hai trường hợp trên
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật người khuyết tật
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh