Các đối tượng nào được chăm sóc, nuôi dưỡng trong các cơ sở trợ giúp xã hội, nhà ở xã hội? (P2)

Thứ ba, 31/01/2023, 16:56:56 (GMT+7)

Bài viết trình bày về đối tượng được chăm sóc, nuôi dưỡng trong các cơ sở trợ giúp xã hội, nhà ở xã hội

Nếu như trong phần trước chúng tôi đã trình bày về nhóm đối tượng thứ nhất được chăm sóc, nuôi dưỡng trong các cơ sở trợ giúp xã hội, nhà ở xã hội đó là các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn thì trong phần này chúng tôi sẽ trình bày về các vấn đề sau: 

Xem thêm: Các đối tượng nào được chăm sóc, nuôi dưỡng trong các cơ sở trợ giúp xã hội, nhà ở xã hội? (P1)

Nhóm 02: Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp 

Các đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp bao gồm: 

- Nạn nhân của bạo lực gia đình; nạn nhân bị xâm hại tình dục; nạn nhân bị buôn bán; nạn nhân bị cưỡng bức lao động; Trong đó,

+ Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình. (Theo quy định tại khoản 2 Điều 1, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2008).

+ Xâm hại tình dục là việc dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ người khác tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục.

+ Cưỡng bức lao động là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác để ép buộc người lao động phải làm việc trái ý muốn của họ. (quy định tại Khoản 7, Điều 3, Bộ Luật lao động năm 2019)

- Trẻ em, người lang thang xin ăn trong thời gian chờ đưa về nơi cư trú;

- Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp khác theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Ví dụ: Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn ban hành Quyết định số 1487/QĐ-UBND quyết định đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp khác được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Theo Quyết định, đối tượng là người khuyết tật đặc biệt nặng dạng thần kinh, tâm thần có hành vi nguy hiểm cho bản thân, gia đình và cộng đồng sẽ được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội trên địa bàn tỉnh.

Nhóm 03: Người chưa thành niên, người không còn khả năng lao động 

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 21, Bộ luật Dân sự năm 2015, Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi. Người chưa thành niên, người không còn khả năng lao động là đối tượng thuộc diện chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Căn cứ tại Khoản 6, Điều 90, Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định những người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 02 lần trở lên trong 06 tháng có hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự mà không có nơi cư trú ổn định thì được giao cho cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em để quản lý, giáo dục trong thời hạn chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.Các đối tượng tự nguyện sống tại cơ sở trợ giúp xã hội bao gồm:

- Người cao tuổi thực hiện theo hợp đồng ủy nhiệm chăm sóc;

Theo quy định tại Điều 11, Luật người cao tuổi năm 2009 quy định về việc uỷ nhiệm chăm sóc người cao tuổi như sau: 

+ Người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng không có điều kiện trực tiếp chăm sóc người cao tuổi thì uỷ nhiệm cho cá nhân hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, nhưng phải được người cao tuổi đồng ý.  

+ Việc uỷ nhiệm chăm sóc người cao tuổi được thực hiện dưới hình thức hợp đồng dịch vụ giữa người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng với cá nhân hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ.

- Người không thuộc 03 nhóm trên, không có điều kiện sống tại gia đình, có nhu cầu vào sống tại cơ sở trợ giúp xã hội.

Thời gian chăm sóc, nuôi dưỡng các đối tượng tại các cơ sở trợ giúp xã hội 

Thời gian chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội tối đa không quá 03 tháng. 

Trường hợp quá 3 tháng mà không thể đưa đối tượng trở về gia đình, cộng đồng thì cơ quan quản lý cấp trên của cơ sở trợ giúp xã hội xem xét, quyết định giải pháp phù hợp.

Luật Hoàng Anh 

 

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư