2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Người có công với cách mạng là những người được xác định là có công tại thời điểm cách mạng hoặc có các hoạt động có công với đất nước sau cách mạng. Theo đó, người có công với cách mạng hiện nay không chỉ là những người có hoạt động lập công với đất nước trong thời chiến mà có thể cả thời bình. Mà trong đó, “có công với cách mạng” mang hàm nghĩa rộng là các hoạt động có công, lập công với đất nước, các quá trình tiền cách mạng, cách mạng, hậu cách mạng.
Chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng là các chế độ được lập ra để người có công với cách mạng được hưởng, nhằm đảm bảo các cá nhân và gia đình các cá nhân có công được hưởng các ưu đãi xứng đáng với những hi sinh, công lao của cá nhân đó cho với Tổ quốc, mặt khác, khuyến khích các cá nhân trong xã hội cống hiến cho đất nước.
Theo Điều 3 Pháp lệnh số 02/2020/UBTVQH14 ngày 09/12/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các đối tượng sau được hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng:
- Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945: Tức người hoạt động cách mạng chống Pháp
- Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945: Tức người hoạt động cách mạng
- Liệt sĩ: Tức những người đã hi sinh (chết) trong quá trình hoạt động cách mạng, thực hiện các nghĩa vụ, nhiệm vụ đối với Tổ quốc. Các cá nhân đủ điều kiện được công nhận liệt sĩ phải đáp ứng một trong các điều kiện theo Điều 17 Nghị định 31/2013/NĐ-CP ngày 09/04/2013 của Chính phủ (Xem thêm: Những đối tượng nào đủ điều kiện được công nhận liệt sĩ? (Phần 1) (Phần 2))
- Bà mẹ Việt Nam anh hùng: Là những đối tượng được xét phong tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” khi đạt đủ các điều kiện nhất định, mà trong đó điều kiện tiên quyết là có con là liệt sĩ. (Xem thêm: Ai được phong tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”?)
- Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân là cá nhân, đơn vị trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân hoặc một số công dân khác có đủ các điều kiện nhất định được phong “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân” theo Luật Thi đua, khen thưởng. Tuy nhiên, trường hợp được hưởng chế độ ưu đãi cho người có công là cá nhân.
- Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến: Những đơn vị hoặc cá nhân trong các ngành kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, kỹ thuật và hành chính hoặc những công dân khác đạt đủ các điều kiện nhất định có thành tích trong hoạt động lao động trong thời kỳ kháng chiến.
- Thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993; người hưởng chính sách như thương binh: Người mắc bệnh, thương tật với tỷ lệ từ 61% trở lên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ với Tổ quốc, hoặc hoạt động cách mạng
- Bệnh binh: Là quân nhân, công an nhân dân mắc bệnh, thương tật với tỷ lệ từ 21% trở lên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ với Tổ quốc, hoặc hoạt động cách mạng.
- Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học: Người trong quá trình hoạt động cách mạng (không ghi nhận thời gian) bị nhiễm chất độc hóa học (như dioxin)
- Người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày: Người hoạt động cách mạng không ghi nhận thời gian (có thể từ trước năm 1945, sau năm 1945,...) và bị địch bắt tù, đày trong một khoảng thời gian nhất định.
- Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế: Người hoạt động trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, thực hiện các nghiệm vụ quốc tế theo chỉ đạo của Nhà nước nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
- Người có công giúp đỡ cách mạng: Người có công hỗ trợ người hoạt động cách mạng, hỗ trợ cách mạng trong lúc khó khăn, nguy hiểm, bao gồm một số trường hợp cụ thể.
Thân nhân của người có công với cách mạng bao gồm:
- Cha đẻ
- Mẹ đẻ
- Vợ hoặc chồng (hợp pháp)
- Con (bao gồm cả con đẻ và con nuôi)
- Người có công nuôi liệt sĩ
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Pháp lệnh Ưu đãi cho người có công với cách mạng
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh