2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Giáo dục là hoạt động truyền đạt, học tập kiến thức, kỹ năng từ chủ thể này sang chủ thể khác thông qua giảng dạy, đào tạo, nghiên cứu (tự nghiên cứu, được hướng dẫn nghiên cứu).
Trong đó:
- Giáo dục chính quy là giáo dục theo khóa học trong cơ sở giáo dục thực hiện một chương trình giáo dục nhất định, được thiết lập mục tiêu của các cấp học, trình độ đào tạo và được cấp văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân
- Giáo dục thường xuyên là giáo dục để thực hiện một chương trình giáo dục nhất định, được tổ chức linh hoạt về hình thức thực hiện chương trình, thời gian, phương pháp, địa điểm, đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của người học.
Như vậy, giáo dục là hoạt động cần thiết đối với từng cá nhân trong xã hội, để đảm bảo xã hội phát triển và nâng cao tri thức trong cộng đồng.
Theo Điều 27 Luật Người khuyết tật số 51/2010/QH12 ngày 17/06/2010, sửa đổi năm 2013, về vấn đề giáo dục đối với người khuyết tật:
- Người khuyết tật được học tập phù hợp với nhu cầu và khả năng của mình: Nhà nước tạo điều kiện để người khuyết tật được học tập (nếu người khuyết tật có nhu cầu và có khả năng học tập), việc giáo dục phù hợp với sức khỏe, khả năng tiếp thu của người khuyết tật. Người trong gia đình, các cá nhân khác có trách nhiệm hỗ trợ người khuyết tật trong quá trình học tập.
- Người khuyết tật được nhập học ở độ tuổi cao hơn so với độ tuổi quy định đối với giáo dục phổ thông (06 tuổi) do nhóm người này có sức khỏe yếu và có thể tại thời điểm 06 tuổi, chưa đủ sức khỏe, năng lực hoặc nhận thức để nhập học. Ngoài ra, người khuyết tật còn được ưu tiên trong tuyển sinh (ưu tiên chấp thuận nhập học vào các trường mẫu giáo, tiểu học, trung học, đại học; riêng đối với trường trung học phổ thông, trường đại học, được cộng điểm ưu tiên), được miễn, giảm một số môn học hoặc nội dung và hoạt động giáo dục mà khả năng của cá nhân không thể đáp ứng (như nội dung giáo dục thể chất, quốc phòng,…); đồng thời được miễn, giảm học phí, chi phí đào tạo, các khoản đóng góp khác; được xét cấp học bổng, hỗ trợ phương tiện, đồ dùng học tập. Về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, phối hợp cùng Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết.
- Người khuyết tật được cung cấp phương tiện, tài liệu hỗ trợ học tập dành riêng trong trường hợp cần thiết; người khuyết tật nghe, nói được học bằng ngôn ngữ ký hiệu; người khuyết tật nhìn được học bằng chữ nổi Braille theo chuẩn quốc gia. Các cơ sở giáo dục phải đảm bảo khi cung cấp dịch vụ giáo dục cho người khuyết tật phải có các tài liệu, phương tiện phù hợp với người khuyết tật, nhưng vẫn phải đảm bảo kiến thức trong tài liệu chính xác và giống với các kiến thức giáo dục chung các tất cả các nhóm chủ thể.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật người khuyết tật
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh